Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Bình luận của Lê bảo Lâm về tin "Kỷ niệm 35 năm thành lập Trường THPT TX QT"

 Sau khi đọc bản tin về lễ kỷ niệm 35 ngày ngày thành lập trường THPT Thị xã QT, anh Lê Bảo Lâm gởi đến Nguyền Hoàng 6471 một bài bình luận khá dài với lý do không thể đăng được trong khung COMMENT.

Sau đây là nguyên văn bài bình luận của Bảo Lâm . Theo đề nghị của tác giả, chúng tôi không được biên tập hay sửa đổi bất cứ từ nào.





Nói cùng bạn đã comment.
1.Trước tiên xin được thắc mắc một tí về cái tự giới thiệu ngắn gọn của bạn ở cuối comment "học sinh cấp 3 trung học pt quảng trị 1965 -1972". Mình thực sự không biết vào thời gian 1965-1972 ở Quảng Trị có cái trường nào mang tên "cấp 3 trung học pt quảng trị " (?)
2.Bạn bảo :"sá gì một danh xưng
Trường cấp 3 triệu phong nay là trường THPT quảng trị ?
Tạm quên đi hai tiếng NGUYỄN HOÀNG " và "Thì cũng là trường cấp 3 của thi xã Quảng trị cả thôi .
CHúng ta nên công nhận sự thật của nội dung hơn là DANH XƯNG "
        Về danh xưng,bạn có nghe"danh có chính ngôn mới thuận" ? Rồi Khổng tử có cả thuyết chính danh. Cái "danh" phải thể hiện được thuộc tính, nội hàm của sự vật được gọi tên.Cái "danh" đó phải được mọi người công nhận( chính danh ).Còn để đặt tên ,gọi tên một sự vật mới: một cây cầu, con đường,một ngôi trường...thậm chícái to tác hơn như quốc hiệu người ta phải cân nhắc, thuyết minh, họp bàn trước khi quyết định. Như thế làm sao có thể bảo "sá gì một danh xưng" !
        Còn về "Chúng ta nên công nhận sự thật của nội dung hơn là DANH XƯNG" có nghĩa là dù có gọi tên trường là gì thì "nội dung" của nó vẫn là một ngôi trường- nơi đó có thầy giáo,có học sinh. Ở đó hs được học một số môn và được giáo dục theo một định hướng tiêu chí nào đó. Như thế, đâu có gì cần bàn cãi về "nội dung" mà phải cần "công nhận" ?. Thực tế,các tên trường học đều có 2 bộ phận.Bộ phận thứ nhất thường thấy như : Trường cấp 3..., Trường PTTH..., Trường cao đẳng sư phạm..., Trường đại học kinh tế...,...Bộ phận này quy định về bậc học,cấp học,ngành học do cơ quan chuyên trách về GD hoặc cao hơn quy định. Đây chính là cái "nội dung" bạn đề cập đến. Còn bộ phận thứ hai,có thể là địa danh ( tên một danh thắng, tên địa phương nơi ngôi trường tọa lạc...).Có thể là nhân danh ( tên môt nhân vật có nhiều công lao đóng góp to lớn về một lĩnh vực nào đó cho một cộng đồng, một dân tộc, cả nhân loại). Bộ phận này còn có thể là tên, mốc thời gian của một sự kiện có ý nghĩa lớn hoặc thậm chí chỉ mang một ký tự-con số nào đó chỉ nhằm phân biệt với một sự vật cùng loại... Và " danh xưng" một ngôi trường bao gồm cả hai bộ phận đó !
       Danh xưng hay tên gọi, đứng về mặt ngôn ngữ  chỉ mang một giá trị ngữ nghĩa nào đó nhưng thực tế nó còn có những giá trị khác về tinh thần, tình cảm...Ta có tưởng tưởng hai tiếng " Đại Việt" thiêng liêng như thế nào với người dân vong quốc nước ta trong những năm dài bị giặc MInh xâm lược và cũng hai tiếng ấy lại gợi cho chúng ta niềm tự hào của những chiến công thời Trần ba lần đánh thắng giặc Mông-Nguyên. Đơn giản hơn một cô bé rất yêu thương mẹ và mẹ đã mất! Lúc nào cô cũng thương nhớ mẹ mình. Chính thế, chỉ cần ai nhắc đến tiếng " mẹ" là những xúc cảm lại đến trong cô . Như thế,một danh xưng,một tên gọi không chỉ có một giá trị ngữ nghĩa mà bao hàm trong nó những giá trị về tình cảm,truyền thống hết sức thiêng liêng (với một cá nhân,tập thể này nhưng lại "vô cảm" với một đối tượng khác ).
             Người ta thường nói " Chim có tổ, người có tông". Con người không biết tổ tông mình là ai,không biết nguồn gốc mình từ đâu là những người bất hạnh ! Đó là khoảng trống không gì bù đắp được của một con người,một cộng đồng, một dân tộc...Hoặc biết nhưng cố tình chối bỏ và phủ nhận lại càng đáng được thương xót hơn !!
            Cái tên " Trường Trung học Nguyễn Hoàng" là niềm kiêu hãnh-tự hào cho tất cả những ai đã từng được học ở ngôi trường đó.Ngôi trường một thời quy tụ tất cả tinh hoa của lớp trẻ Quảng Trị(thi vào 50-60-70 chỉ lấy 1 . Tỷ lệ chọi của các trường đại học bây giờ là bao nhiêu ?). Ngôi trường mang tên Chúa Tiên-Nguyễn Hoàng, người mở ra cả một cuộc trường chinh tiến về phương Nam tạo tương lai cho cả một dân tộc. Tên trường đó cũng là một trong những cái để các "con dân Nguyễn Hoàng" tự hào và tên ngôi trường đó mãi sống và sống thật mãnh liệt trong mỗi cựu học sinh NH. Thế thì không thể bảo :"sá gì một danh xưng" và "Tạm quên đi hai tiếng NGUYỄN HOÀNG "
               Bạn dinhhoalu thân mến !
Với comment này, mình hoàn toàn không có ý phân tích những cảm nhận của bạn về bài viết " ngày kỉ niệm 35 năm thành lập trường THPT TX Quảng Trị" đúng hoặc sai. Mình chỉ mượn cảm nhận của bạn để nói lên vài suy nghĩ của mình về sự kiện "35 năm thành lập.." thôi.
         Mình cung cấp một số thông tin để chúng ta cùng suy ngẫm nhé !
Trường Đồng Khánh,Huế thânh lập năm 1917 và mang tên Đồng Khánh từ ngày thành lập cho đến năm 1975. Sau giải phóng,trường đổi tên thành "Trường cấp 3 Trưng Trắc". Đến năm 1981,trường lại đổi thành " Trường PTTH Hai Bà Trưng" cho đến hiện nay. Năm 2007, nhà trường đã tổ chức ngày hội kỷ niệm 90 năm thành lập trường. 90 năm chứ không phải 32 năm (75-2007) nhé !
       Trường Quốc Học,Huế “Trường được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896.
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được mang tên Quốc học từ năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường.”( trích Wikipedia) .
          Năm 1996, trường Quốc học cũng tổ chức 100 năm thành lập trường( thay vì kỷ niệm 40 năm ).
    Và Trường Chu Văn An ở Hà Nội, trường được thành lập năm 1908 và mang tên Collège du Protectorat (Trường Thành chung Bảo hộ - tương đương trường cấp II hiện nay). Năm 1931, trường được nâng cấp thành một lycée (tương đương trường cấp III hiện nay) - Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ).Tuy nhiên do trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê (thời Hậu Lê là nơi đặt điện Thụy Chương) ở vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây nên người dân vẫn gọi là trường Bưởi.Cuối năm 1943 do Thế chiến thứ hai lan rộng, trường phải sơ tán một phần về tu chủng viện Phúc Nhạc (Ninh Bình) và phần còn lại vào Thanh Hóa, mãi đến giữa năm 1945 mới quay lại Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 6 năm 1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên trường thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An . Tên Trường Chu Văn An được giữ từ ngày đó đến nay, dù có lúc phải sơ tán, phải chia đôi trong chiến tranh. Ngày 6 tháng 11 năm 2004, trường Chu Văn An đã được nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Việt Nam. Lễ kỉ niệm 100 thành lập trường được tổ chức vào hai ngày 16 và 17 tháng 5 năm 2008 ( Trích ý ở Wikipedia ).
        Qua 3 trường hợp trên ta thấy :
       Trường PTTH Hai Bà Trưng chỉ chính thức mang tên Trường cấp 3 Trưng Trắc từ sau 1975 và sau đó được đổi tên thành Hai Bà Trưng cho đến nay. Còn trước đó, trường mang tên Đồng Khánh-vị vua bù nhìn do thực dân Pháp đưa lên. Nhưng tại sao “ người ta” không tính ngày thành lập trường kể từ 1975 mà lại chọn ngày thành lập từ tận năm 1917 ?
        Trường Quốc học ngày mới thành lập mang tên “"Pháp tự Quốc học Trường môn ( 1986 )và lần lượt đổi tên thành Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956). Mãi đến năm 1956 mới chính thức mang tên “ Quốc học “ nhưng đến năm 1996 nhà trường lại tổ chức 100 năm thành lập trường (?)
         Còn Trường Chu Văn An ( Hà Nội ) , mãi đến giữa năm 1945, Khâm sai Bắc Bộ (một chức vụ của quan lại Nam triều) Phan Kế Toại mới ra quyết định chính thức đổi thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An. Trong chiến tranh trường đã dời đến nhiều nơi, nhiều tỉnh khác và sau đó mới quay lại Hà Nội ngay trên khu đất cũ của các tiền thân : Collège du Protectorat-từ1908 và Lycée du Protectorat từ 1931. Và trường cũng chọn mốc thành lập trường từ năm 1908 thay vì năm 1945. (?)
       Với trường hợp trường Chu Văn An-Hà Nội có một số nét rất giống ngôi trường Nguyễn Hoàng ở tỉnh Quảng Trị. Trường thành lập từ năm 1952, do chiến tranh chuyển vào Đà Nẵng năm 1972,sau đó dời về Hải Lăng. Đến sau giải phóng ,cũng khuôn viên ấy, cũng trên nền những dãy phòng học năm xưa, cũng lớp lớp học sinh là con em nhân dân Quảng Trị-một vùng đất nghèo tiền bạc nhưng hiếu học và giàu lòng nhân nghĩa thủy chung , một ngôi trường mới được xây dựng lại ngay trên nền trường Nguyễn Hoàng cũ đã đổ nát vì bom đạn.  Chỉ khác một điều : Tên trường Nguyễn Hoàng – một tên trường rất đáng tự hào của người dân Quảng Trị không còn nữa !!! Mà thay vào đó là Trường cấp 3 Triệu Phong rồi Trường PTTH thị xã Quảng Trị.
       Ở đây, theo mình cái tên Nguyễn Hoàng chắc chắn không sớm thì muộn sẽ được gắn trở lại trên cổng trường của ngôi trường cũ ! Đến lúc cần nhận “chân” lịch sử ! Không còn tên nào xứng đáng hơn Chúa “ Nguyễn Hoàng” được gắn cho ngôi trường nằm ngay trên mảnh đất Quảng Trị - vị trí tiền trạm cho công cuộc mở cõi về phương Nam của các đời Chúa Nguyễn mà ngôi trường đó vốn đã có tên như thế !  Chỉ thấy lòng chùng lại và chợt buồn khi đọc được bản tin của Nguyễn Khắc Phước có nhan đề :
Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Cấp 3 Triệu Phong, nay là Trường THPT Thị xã Quảng Trị
        Vì những điều các nơi khác công nhận và làm được thì QT chúng ta phủ nhận và không làm được ! Họ trân trọng quá khứ - truyền thống và phát huy được cái vốn tốt đẹp nhất của truyền thống để động viên lớp học sinh kế tục học và sống tốt hơn-đẹp hơn. Còn ta ?
        Tại sao không phải là 58 năm thành lập trường mà chỉ  35 năm thành lập ? Đó chính là sự phủ nhận quá khứ ! Phủ nhận truyền thống tốt đẹp của một vùng đất, của một ngôi trường !
                    Sẽ đến lúc , chúng ta nhận ra đâu là “ CHÂN” ? đâu là “ NGỤY” !
               Bạn dinhhoalu thân mến !
            Vài dòng tâm sự cùng bạn và mình cũng muốn trang trải với những ai quan tâm đến ngôi trường Nguyễn Hoàng – Quảng Trị thân yêu của chúng mình ( Không biết có bạn hay không ? )
           Chúc bạn vui khỏe và thỉnh thoảng vào và comment cho  “nguyenhoang6471” nghe !
Lê bảo Lâm – baolam128@gmail.com 

4 nhận xét:

tieng thoi gian nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
tieng thoi gian nói...

Thưa quý bạn đồng môn Nguyễn Hoàng ,

Có những lúc thư thả chúng ta ngắm nhìn cảnh binh minh huy hoàng phía biển đông hay ánh tà dương híu hắt tàn dần hướng non tây hùng vĩ chợt thấy quê mình đẹp lắm .
Cũng có khi nhìn những gánh lúa vàng nặng trỉu nông dân kỉu kịt gánh về sau một mùa làm lụng mệt nhọc chợt lòng ta cảm thông cuộc sống cần lao và thấm nhuần ơn đất công người .

Cũng có khi với tâm hồn lãng mạng , óc tưởng tượng phong phú chúng ta hình dung người công chúa kiều mỵ xa xưa , nàng Huyền Trân gạt lệ chia tay với người tình muôn thuở vị tướng tài ba, đem thân mình ra mở mang bờ cõi .

Có đươc mạch sống hôm nay làm sao chúng ta quên được công ơn tiền nhân tiên tổ từng bao phen xả thân nới rộng giang sơn cho muôn đời con cháu sau này .như chúa Nguyễn Hoàng hay nàng Huyền Trân cùng bao nhiêu tiền khai khẩn từ bao thế hệ trước .

Bởi thế lòng biêt ơn là đức tánh thuần hậu của người Việt nói chung và quảng trị nói riêng chúng ta nên có cùng gìn giữ tô bồi .

Do vậy , chúng ta chắc hẳn không ngại ngần khi viết lại hai chữ NGUYỄN HOÀNG với tấm lòng trân trọng cùng ngưỡng phục vô biên .

Thời gian không chờ đợi chúng ta , hãy mạnh dạn thực hiện những gì xứng đáng thực hiện hôm nay .

cựu hoc sinh NH (65-72)
Đinh trọng phúc

tieng thoi gian nói...

bạn Lâm thân mến :

Trước tiên phúc xin giải thích lại cho ban vi sơ suất kỹ thuật nên bấm nhầm vào nút post ý kiến nên gây ra sự hiểu lầm cho ý kiến thứ nhất . (Vì blog này tôi chưa quen nên bấm vào post khi chưa edit để giải thích rỏ ý viêt !)

Bây giờ phúc xin giải thích lai ý của câu viết mình '
1-"sá gì một danh xưng " ?
Có nghĩa là tại sao mốt chữ NH mà người ta vẫn ngần ngại , lo sợ , qua bao thập niên không cho nó về VỊ TRÍ TRƯỚC ĐÂY CỦA NÓ ? Trong lúc sự thực này không hại ai cả ?

2-"học sinh cấp 3 ptth trước 1972"
phúc hàm ý rằng trước 1972 phúc học trường NH và nó là 1 trường ptth cấp tỉnh . Từ hàm ý này phúc muốn hỏi nay vị trí trường ptth này ở đâu rồi ?
sau khi đọc bài viết của Lâm mình có nhận xét như sau :
Ban đã chứng mình qua bài viết với những chi tiết rất hùng biện.
Thành thật hoan nghênh .
Đinh trọng phúc (65-72/lớp 12A 3/giáo sư cố vấn Phan thi ngoc LAn )

baolam nói...

Đinhtrọng Phúc thân !
Thế là rõ cả ! Chúng ta lại càng dễ trao đổi với nhau hơn. Hóa ra chúng ta cùng một khóa . Mình cũng dân NH khóa 65-72.12C.
Mình hiểu: Đôi khi đọc một bài viết nào đó, trong quá trình đọc ta đã có ngay những đánh giá-nhận xét-cảm xúc về nội dung bài viết. Tất cả đg-nx-cx đó là cảm nhận tức thời nên nó chỉ là những mảng rời rạc chưa được hệ thống và sắp xếp. Và ta vội đem cái mớ rời rạc đó thể hiện ra bằng ngôn ngữ . Như thế làm sao người đọc có thể hiểu và cảm nhận đúng điều ta muốn nói ? Phúc có đồng ý như thế với mình không ?
Hơn nữa,thực tế comment cũng không đòi hỏi là một bài viết hoàn chỉnh mà nó chỉ là một cảm nhận,một nhận xét,một đánh giá về một nội dung,một ý nào đó của bài viết nhưng mình nghĩ cái "com" đó sẽ có người đọc nên khi đề cập đến cái "có vấn đề", cái"nhiều người quan tâm" ta cũng cần chịu khó diễn đạt cho rõ ràng để tránh những ngộ nhận có thể xảy ra. Điều đó, mình không những muốn trao đổi cùng bạn mà luôn tự nhủ với mình như thế !Mong được sự đồng cảm của bạn trên tình cảm bè bạn-anh em đồng môn. Mình hiểu sâu sắc rằng : chỉ những ai yêu mến NH thực sự mới vào trang này và bỏ tâm trí nhận xét...cho những bài viết đăng lên ( cho dù chỉ là một cái "com" vài ba chữ !) Như thế, chúng ta đã có một điểm chung rồi ! Chúc bạn mọi điều tốt lành và tiếp tục vì "mái nhà chung" của chúng ta. thân BảoLâm . Mong có dịp gặp mặt !Nếu được mail cho mình nhé!

Người theo dõi