Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

NHỮNG MÓN ĂN NGON CỦA THỜI BÉ DẠI Ở QUÊ TÔI




GỐC GÁC NGƯỜI QUÊ TA.

     Món ăn là một trong những thứ có thể gây ấn tượng đối với mỗi một chúng ta nhất là thờ bé dại , khi mình còn ôm cặp đến trường , nhất là những món ăn nhà quê , đôi khi nhớ lại mình cảm thấy thèm thuồng , mong ước được ăn lại để nhớ .
 Những món ăn mà tôi kể dưới đây có thể có bạn đã biết , có bạn chưa từng ăn bao giờ , những món ăn này có thể là món ăn của nhiều người , nhưng cũng chỉ là món ăn của những người nghèo khó mới sáng tạo ra .Món ăn đôi khi được sử dụng để gọi quê gốc của mình. Thật là thú vị phải không các bạn.

Dân mắm ruốc.

     Ruốc hay còn gọi là mắm ruốc ở quê tôi và tôi nghĩ là cả vùng Quãng trị , Thừa thiên nói chung ai cũng biết .Ruốc được xem như là một loại gia vị nêm , mà người làm bếp sử dụng để nêm cho bất cứ món ăn dân giả nào . Khi kho cá , kho thịt ,nấu canh người ta đều có nêm mắm ruốc , nó vừa là một loại gia vị , vừa là một loại bột ngọt (mì chín ) để làm cho món ăn có vị ngọt , mặn theo kiểu ăn của người quê. Nhưng ruốc còn được sử dụng để làm gia vị cho những món ăn nổi tiếng mà không có nó sẽ không thành món ăn ngon , như bún bò chẳng hạn. Hoặc món cơm hến mà không có chút mắm ruốc cho ngon thì chén cơm hến cũng không ngon được.

     Hồi bé tôi thường được mẹ cho ăn món muối ruốc , sả . Món này bao gồm muối hột rang lên cho thật mịn sau đó cho sã và ruốc vào rang tiếp cho khô lên . Muối có mùi thơm , ăn rất bùi , ăn với cháo trắng hoặc cơm nóng rất tuyệt vời . Bạn nào không tin làm ăn thử coi.

Người Việt gốc ớt.

      Người Quãng trị phải nói là nghiện ớt , ăn cay rất dữ . Những món ăn của quê Quãng trị thường món gì cũng có ớt . Nhất là những món kho, như cá kho phải có một lớp ớt bột bên trên trông đỏ chóe rất hấp dẫn
Những người quê xứ khác mà ăn món này thường không thể nào ăn được. Ớt cũng được ăn theo nhiều cách và có nhiều kiểu chế biến.
    Trước hết là ớt trái xanh hột còn mềm, khi ăn cắn nguyên vài miếng , ớt thơm nhưng không cay lắm .Ớt xanh như vậy cũng có hai loại , thứ nhất là ớt sừng trâu to như ngón tay , trái dài hơi cong như cái sừng trâu.
    Thứ hai là ớt mọi (có lẽ do có nguồn gốc ở rừng còn gọi ớt hiểm vì rất cay), cũng là ớt còn xanh , hạt mềm, khi ăn cắn nguyên trái chỉ bỏ cuống.Ớt xanh có thể dùng ăn sống nguyên trái , kho với cá, thịt ,làm tương ớt , ngâm dấm ,ngâm muối chua . Khi làm các món ăn ngâm muối như dưa món người ta cũng cho vào vài trái ớt cho có vị cay .
 Ớt cũng có thể ăn khi trái đã chín đỏ,trái ớt chín có thể ăn sống, kho, nhưng quê tôi ớt chín thì chế biến thành ớt bột là chủ yếu.
 
      Ớt bột , là ớt đã chín đỏ ,giả ra rồi phơi cho dòn ,bỏ vào cối giả cho thành bột mịn  kể cả hạt ớt. Làm cái món ớt bột này khổ lắm, vì phải làm vào mùa hè , mới đủ nắng để phơi cho ớt giòn ra. Khi giả cho ớt thành bột người giả sẽ bị bột ớt vương vào tay chân rất nóng , giống như bôi dầu nóng quá mức , mà cái nóng do ớt lại rất dai dẵng , không thể rửa , càng rửa nó càng nóng . Mấy anh trên phố không thể biết cái vị nóng này đâu , chỉ mấy anh học trò nghèo dưới quê , mùa hè phải giúp mẹ giả ớt bột , mới biết cái vị nóng của ớt như thế nào. Ớt bột để dành ăn quanh năm, xuất khẩu qua các nước xứ lạnh , như Hàn quốc

     Tương ớt. Món này lâu lắm rồi tôi chưa được ăn lại , vì tương ớt hiện nay đã làm theo kiểu công nghiệp.Tương ớt quê miềng là lấy ớt xanh luộc lên ,băm nhỏ ra , 
càng nhuyễn càng tốt, sau đó cho vào một tí đường , ít thôi, rồi cho vào lọ để ít ngày cho lên men gọi là tương ớt . Tương ớt này dùng để pha nước chấm các loại để chấm , như thịt luộc , rau luộc , ăn với bún bò rất tuyệt , nhưng không để lâu được . Cách làm tương ớt thứ hai là sử dụng ớt bột , xào qua với dầu ăn cho vào lọ để dành ăn rất lâu , trong miền Nam người ta gọi là sa tế .Tương ớt kiểu này ăn bún bò , hoặc làm nước chấm rất ngon.
 
      Ớt trái kho với cá .Khi kho với cá các loại người ta để nguyên trái ớt hoặc bẻ đôi rồi kho chung với cá .Ớt kho như vậy ăn có vị mặn và cay đằm , có thể ăn thay cả thức ăn .Như kho một nồi cá ngừ , mà có thêm mấy trái ớt xanh thì phải nói là hết sẩy.
      Ớt bột kho cá , cũng tương tự , khi kho cá người ta bỏ ớt bột vào kho chung với cá. Kho như vậy khi ăn con cá có vị cay sẵn không cần ăn thêm ớt cũng đã thấy ngon miệng .
      Cũng như mắn ruốc , ớt được sử dụng trong hầu hết các món ăn ở quê xứ 

Quãng trị. Chế biến món ăn mà thiếu ớt là không được , trong bửa ăn mà không có đĩa ớt xanh , hoặc đỉa ớt bột là chưa thỏa ước mong . Vì vậy ai hỏi tôi quê ở mô thì tôi bảo là mình người Việt gốc ớt là họ hiểu ngay .


Người xứ mắm.

      Sở dĩ gọi là người xứ mắm là vì dân ta rất ghiền các loại mắm . Như nói ở trên trước hết là mắm ruốc . Sau mắm ruốc là các loại mắm khác chế biến từ cá là chủ yếu . Nhưng ấn tượng nhất với tôi thời bé lá mắm chuồn. Tức là mắm làm từ con cá chuồn . một loại cá có rất nhiều về mùa Hè ở vùng biển Quãng trị , Thừa thiên 
      Loại cá có hai cái vây rất dài và lớn , khi bị động nó phóng lên khỏi mặt nước và bay đi như những con chuồn chuồn , nên người ta gọi là cá chuồn. Người đánh cá nói khi gặp đàn lớn cá chuồn bay vào thuyền có thể làm chìm cả nghe . Cá chuồn về mùa hè ăn tươi không thể hết nên người ta làm mắm, chủ yếu là bỏ vào cái hủ lớn (quê Quãng trị gọi là cái lu) , muối lên cho thành mắm. Đến khi sử dụng người ta cắt thành khúc cở đốt ngón tay rồi cho lên một lớp thính bắp (tức là bắp rang giả nhỏ) , để cho nước của mắm thấm vào thính rồi đem kho lên ăn với cơm trắng rất ngon, nhất là vào mùa đông lạnh giá, hoặc mùa lũ lụt. Món này thường người nghèo ăn nhiều hơn là người giàu có.
 
      Mắm cà , tức cà các loại , như cà pháo, cà xanh , cà tím , cà trắng cắt nhỏ như đầu ngón tay , phơi cho héo (cho thật được nắng mới tốt ). Khi làm mắm người ta cho vào một lớp cá (thường là cá nục ),cho muối vào , rồi cho vào một lớp cà cho đến khi đầy hủ , dùng là mít gài lại bằng những thanh tre nhỏ , để vào chạn bếp , hoặc phơi nắng độ một tuần là có thể ăn. Loại mắm này ăn có vị thơm dòn của cá và cà ,nên ăn rất khoái khẩu . Nhiều người tận dụng cả đu đủ xanh, hoặc thân cây dền cơm , thân cây đu đủ phơi héo đi để làm mắm, ăn cũng rất ngon.
 
      Mắm rò là loại mắm được làm bằng các loại cá nhỏ , như cá hạt bí,cá lẹp, cá cơm,..Tùy theo loại cá mà giá trị của mắm được đánh giá cao hay thấp. Có lẻ cao nhất là mắm cá cơm. Việc ủ những loại mắm này trông thế nhưng không dễ , ủ sao cho con cá thành mắm rồi vẫn còn nguyên con cá , có màu đỏ , lại phải có mùi đặc trưng của mắm .Mắm khi kho phải cho ít ớt bột , hoặc vài trái ớt tươi kho lên ăn mới ngon . Mắm kho như vậy có thể ăn với thịt heo luộc , cái loại trái, như cà tươi ,


     Ngay vào thời công nghệ thông tin này ,và đang ở tại thành phố Hồ chí Minh mà tôi vẫn ghiền các loại mắm. Có điều kiện ai ở quê vào tôi cũng xin ít mắm là đủ. Vì ghiền các loại mắm nên có lúc tôi cũng xưng với bạn bè là mình dân xứ mắm.
 
      Mắm nêm ,là loại mắm mà hình như ở nước ta xứ nào cũng có và nó cũng được chế biến để ăn với nhiều món ăn rất dân giả và rất thú vị . Trước hết là bún mắm nêm , tức mắn nêm cho vào một ít tỏi , ớt và nước lã (cho bớt mặn ) rồi kho lên , chan vào bún với một ít rau sống là có thể ăn thay cơm trừ bữa . Mắm nêm chấm cuốn cá nục , là cá nục tười hấp lên , vẻ lấy nạc cho vào miếng bánh tráng với rau sống cuốn lên , chấm mắm nêm , cũng có thể coi là một món nhâu tuyệt hão . Mắm nêm chấm thịt heo , thịt bò nhúng dấm cuốn bánh tráng, chấm rau lang luộc,..đều là những món ăn ngon , dân giả , thú vị.
 
      Mắm rạm, là con rạm (hay cua đồng ) còn nhỏ cở đầu ngón tay cái , trông còn rất non , lột bỏ yếm và mu , rửa sạch bỏ vào cối giả cho nhuyễn ra , cho muối vào cho đủ mặn , bỏ vào hũ ,nút kín , để chừng một tháng là thành mắm . Dùng vải mùng lọc bỏ xác cua là ta có có mắm rạm để ăn . Khi ăn kho lên cho tiêu hành , tỏi vào cho thơm , chan lên cơm nóng ắng , hoặc chấm các loại rau luộc , thịt luộc đều ngon . Loại mắm rạm này hiện nay rất hiếm , vì không ai làm và con rạm bị thuốc sâu làm cho không còn nhiều như xưa. Khi xưa ở quê tôi mùa hè khi lúa hè thu vừa mới cấy bén rễ là con rạm sinh trưởng rất nhanh. Người nông dân phải đi bắt để chống lại việc rạm cắn lúa . Rạm bắt được rất nhiều , một thửa ruộng có cả chục ký rạm . Rạm bắt được bữa đầu có thể kho khế chua , nấu canh ăn vài nữa đầu rất ngon , nhưng sau đó ăn rất ngán , vì vậy phải làm mắm thôi. Mắm rạm cũng có thể để được lâu ăn hết mùa thu cũng còn ngon.
      Đây là mấy món ăn nói lên gốc quê mình kể để các bạn nghe chơi.

TP Hồ chí Minh , tháng 9/2014

Ngô Hướng , NH 6471.



Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

TRẦN VĂN HẢO THĂM THẦY TRẦN VĂN TUẦN








Sáng nay ngày 02.09.2014 trước khi vào lại Saigon, tranh thủ lên thăm thầy Trần Văn Tuần, một thầy giáo dạy Lý Hóa của Trường Trung học Nguyễn Hòang Quảng Trị trong thập niên 60 của thế kỷ trước
Thầy độ rày khá xuống sức : ăn không được, thức ăn phải xay như sinh tố để hút, tay chân bị cứng đơ phải ngồi xe lăn và có người đẩy, giọng nói bị tắc âm nên thầy nói đôi khi người nghe không hiểu được ý phải nhờ người nhà thuyết minh...nhưng Thầy rất vui tươi khi nghe học trò đến thăm
Theo lời cô Trang - phu nhân của Thầy kể Thầy cô và gia đình rất cảm động trước sự thăm hỏi của các anh chị em Nguyễn Hòang như anh chị Trần Kim BLL Nguyễn Hòang Huế, các anh Nguyễn Cử, Trịnh Đạt, Lê Đình NH6471 và phải rơi nước mắt khi nhận những bó hoa của các anh chị NH6471 từ Quảng Trị lội nước, đội mưa đến thăm vào dịp 20.11 năm rồi...
Xin cảm ơn sự quan tâm của các anh chị CHS Nguyễn Hòang, điều đó nói lên tinh thần Tôn sư trọng đạo vẫn được duy trì và phát triển trong lòng các học sinh nói chung và Nguyễn Hòang chúng ta nói riêng, hy vọng đây cũng là điều giáo dục cho con trẻ ngày nay
Mong thay
Trần Văn Hảo







Người theo dõi