Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

CHUYỆN VỀ NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN NGUYỄN HOÀNG VÀ NGƯỜI PHỤ NỮ ĐI TÌM KÝ ỨC


NGÔ HẠ UYÊN
                                                           
Sau hơn 450 năm kể từ ngày Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, dấu tích buổi đầu mở cõi của nhà Nguyễn trên dải đất miền Trung nắng gió này chỉ còn lại rất khiêm tốn. Có những địa danh may mắn còn chút dấu tích với nền gạch cũ, những phiến đá, pho tượng… nhắc nhở cho hậu thế về lịch sử thăng trầm của một dòng họ. Nhưng cũng có những nơi giờ chỉ còn là những cái tên, thậm chí tên cũng đã mất, chỉ còn lại trong tâm khảm của những người con luôn đau đáu về  lịch sử. Trường Trung học Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị là một nơi như thế.

Về ngôi trường mang tên Chúa tiên…

Chỉ tồn tại 24 năm, cái tên Trường trung học Nguyễn Hoàng có lẽ là cái tên khá xa lạ với những thế hệ sau này. Được thành lập năm 1951 bởi một nhóm thân hào thân sỹ, phụ huynh học sinh ở thị xã Quảng Trị với cái tên ban đầu là trường Trung học tư thục Quảng Trị, rồi được công lập hóa, mãi đến năm 1952-1953, mới được chính thức mang tên chúa tiên Nguyễn Hoàng. Thời gian và sự biến thiên của lịch sử đã làm sao dời vật đổi, thế hệ hậu sinh chỉ biết về những gì thuộc về quá khứ thông qua những dấu tích, những gì ghi lại trong sử sách. Nhưng từ năm 1972, khi chiến tranh biến ngôi trường thành một đống đổ nát tang thương, và năm 1975, khi tên ngôi trường đã mất đi, trên vị trí trường xưa đã mọc lên một ngôi trường khác khang trang, mang tên Trường Trung học Triệu Hải (sau đổi thành Trường Trung học thị xã Quảng Trị) thì trường Nguyễn Hoàng chỉ còn trong trái tim của những thế hệ thầy và trò, với những người dân Quảng Trị thời đó. Thậm chí, với những lớp lớp học sinh đang ngày ngày trau rèn kiến thức trên mảnh đất hiện tại có lẽ cũng không biết quá khứ hào hùng của nơi ngôi trường mình đang ngự trị.

Đã hơn 30 năm kể từ ngày đó, nhưng trái tim của những thầy cô giáo cũ, của những cựu học sinh Nguyễn Hoàng, dù đang làm gì, ở đâu, dù là anh nông dân chân lấm tay bùn hay cô công chức, dù đang ở trong nước hay miền ngoại quốc xa xôi vẫn luôn thương nhớ, đau đáu hướng vọng về ngôi trường, vẫn mong có một ngày ngôi trường lại được mang tên Chúa Tiên. Việc xin phục hồi tên Nguyễn Hoàng cho ngôi trường này đã nhiều lần được nêu ra nhưng chưa được sự nhất trí. Bẵng đi rất lâu, tưởng như ký ức đã ngủ quên, nhưng một cựu học sinh nhỏ bé của Nguyễn Hoàng xưa, cô Võ Thị Quỳnh (giờ là giáo viên Chuyên Văn, trường Quốc Học, Huế), bằng trái tim thủy chung sắt son với trường xưa, bằng nhiệt huyết không bao giờ cạn, đã giúp cho Nguyễn Hoàng có một cuộc hội ngộ lớn qua 6 tập sách “Chân dung và kỷ niệm” kể từ năm 2006 đến nay.

Và người phụ nữ nhặt nhạnh ký ức.

Cô bảo, ý tưởng muốn “nối vòng tay lớn” Nguyễn Hoàng đã được ấp ủ từ lâu lắm rồi, nhưng bao nhiêu gánh nặng của cuộc sống thực tại đã khiến mộng đẹp ngủ quên. Năm 2004, từ những địa chỉ hiếm hoi của những người thầy, người bạn Nguyễn Hoàng xưa, cô “đánh liều” gửi đi hai lá thư nhỏ, với mong muốn những người bạn sẽ là những nhịp cầu nối đến những người con khác của Nguyễn Hoàng.

Lá thư có đoạn viết: “Chúng em là những học sinh Nguyễn Hoàng ngày xưa, nhớ về Nguyễn Hoàng-ngôi trường không còn lại gì sau chiến tranh-lòng những muốn ngôi trường được sống, chí ít là trong lòng ba mẹ chúng em, trong lòng chúng em và thế hệ con cháu chúng em sẽ có nơi để hướng về, sẽ còn có nơi cho kỷ niệm tuổi xuân trong sáng hồn nhiên xưa neo đậu…”. Chính từ những lời tâm huyết đó, mà qua một thời gian, cô đã tập hợp được cho mình một gia tài lớn- gần 1700 địa chỉ, với hàng ngàn bài viết, hàng ngàn kỷ niệm, hàng ngàn lời tâm sự, đặc biệt là những lời kêu gọi xin được phục hồi tên trường cũ của những người xưa Nguyễn Hoàng. Năm 2006, cô đã dày công biên tập, gom góp những bài viết đầu tiên thành tập sách có tên gọi Chân dung và kỷ niệm. Sau 4 năm, Chân dung và kỷ niệm đã được xuất bản đến tập thứ 6, mỗi tập dày 700-800 trang.

Trong những lá thư cô Võ Thị Quỳnh gửi đi, có những trường hợp, người thầy, người cựu học sinh… vì tuổi tác, vì sức khỏe,… đã đi về cõi vĩnh hằng. Nhưng những người thân của các anh, các chị như vợ, như em… vẫn thay mặt người đã khuất, gửi những dòng tâm huyết đến cho cô. Đó là anh Nguyễn Khắc Chuân, dù anh đã mất, vợ đang bị bệnh, nhưng em trai anh vẫn gửi thư hồi âm, kèm theo bài thơ nhỏ, bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của anh. Rồi trường hợp của anh Thái Hoàng Nguyên, cựu học sinh. Anh đã vĩnh viễn ra đi năm 2005 trong vụ tai nạn của chuyến tàu E1, nhưng vợ anh đã trích những dòng nhật ký cuối cùng của anh để gửi tới cho gia đình lớn Nguyễn Hoàng.

 “Điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim”, cô đã nói với tôi như thế khi nhắc đến hành trình đi tìm lại ký ức. Có những cựu học sinh, vì nhiều lý do, có thể mặc cảm vì công không thành, danh chẳng toại, có thể vì vướng bận mưu sinh, không có thời gian ngẫm lại chuyện xưa, nhưng cô đã kiên trì thuyết phục lần thứ hai, thứ ba… thậm chí đến
lần thứ mười. Chừng đó thôi cũng biết, để có được bản danh sách gần 2000 cái tên, cô phải kiên trì, nhẫn nại đến mức nào.

Tháng 4.2009, cô gửi một bức thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, với mong muốn khẩn thiết được tìm lại tên cho ngôi trường xưa, để trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị không “trở thành một bảo tàng chết khép kín mọi lối thảo thơm của cuộc đời này”.*

Năm 2008, tại Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia về triều Nguyễn. Sự đánh giá đã khách quan và công bằng hơn với vương triều Nguyễn, đặc biệt với chúa Nguyễn Hoàng-người có công đầu mở cõi phương Nam. Hy vọng, tập sách “Chân dung và kỷ niệm” với những lời tâm huyết của những người con Nguyễn Hoàng xưa, những nỗ lực không mỏi mệt của cô học trờ nhỏ Võ Thị Quỳnh, những cái nhìn không còn hờ hững của hậu bối sẽ là những chất xúc tác đủ mạnh để một ngày không xa, ngôi trường xưa lại được trả lại tên Nguyễn Hoàng.

NGÔ HẠ UYÊN
uyenngo609@gmail.com

Chú thích: trích lời mở đầu “Chân dung và kỷ niệm” tập 6.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Tiễn anh Trần Đình Sắt



















SINH KÝ, TỬ QUY.
(Thơ viếng anh Trần Đình Sắt)


Hôm nay sinh nhật chúng tôi (*),
Nhằm ngày anh vội bỏ đời ra đi.               
Tử sinh hữu hạn, vô kỳ,
Viết về anh, sẽ viết gì cho nhau ?
Gặp anh bữa tiệc năm nào,
Cùng dân Quảng Trị hỏi chào làm quen.
Nhớ anh nói chuyện rất duyên,
Biệt tài "xuất khẩu" ứng liền "thành thơ".
Đó là dấu ấn bất ngờ,
Trong tôi dấu ấy bây giờ còn nguyên.
Tôi, anh chưa phải thân quen,
Chung duyên nhóm bạn, chung duyên mái trường.
Vài lần cùng nhóm viếng thăm,
Khi anh nhuốm bệnh xác thân ốm mòn.
Biết anh càng quý anh hơn,
Con người có nghĩa, có nhân, có tình.
Sống câu đạo nghĩa gia đình,
Bạn bè, xã hội, hết mình, khó hơn.
Nay thân xác trở về nguồn,
Câu thơ thay một nén hương dâng về.
Anh ra đi trước bạn bè,
Lấy câu "SINH KÝ, TỬ QUY" vái chào.


NGUYỄN TƯỜNG
Viết từ New York City ngày 27/8/2010 (*)
_ Ngày mất Trần Đình Sắt
_ Sinh nhật 58 Nguyễn Tường, Lê Bá Lư
Nhóm NH6471.

THƯ MỜI của BLL NGUYỄN HOÀNG tại ĐÀ NẴNG


Khi thu sang, mùa tựu trường đến lòng sao khỏi xốn xang.
Dù đến tuổi mấy mươi vẫn nhớ tháng ngày hoa niên một thời đi học.
Nên đã bao lần họp mặt để cùng nhau ôn lại kỷ niệm thuở nào xa xưa.

Đến hẹn lại lên, Thầy Cô giáo và học sinh Nguyễn Hoàng tại Đà Nẵng sẽ cùng  gặp gỡ để duy trì truyền thống ngày khai giảng trường xưa đồng thời thắp sáng ngọn lửa Nguyễn Hoàng luôn cháy mãi.


BLL NGUYỄN HOÀNG TẠI ĐÀ NẴNG KÍNH MỜI

Toàn thể Thầy Cô giáo và đồng môn Nguyễn Hoàng
tại Đà Nẵng
Đến tham dự: BUỔI GẶP MẶT GIA ĐÌNH NGUYỄN HOÀNG
Lúc 15 giờ 00 ngày 12 tháng 9 năm 2010
Tại: Trường Mầm Non Hoa Phượng Đỏ
Đại chỉ: K85/12 Trần Bình Trọng, Đà Nẵng.

Ban Tổ chức hân hạnh đón tiếp quý Thầy Cô  
và anh chị em về tham dự 
đồng thời trân trọng kính mời Quý Thầy Cô 
và bạn hữu Nguyễn Hoàng có dịp ghé Đà Nẵng vào thời điểm ấy cùng đến tham gia để buổi hội ngộ tăng phần 
ấm áp, đông vui.

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 8 năm 2010

Thay mặt BLL Cựu Thầy Cô giáo
và học sinh NH tại Đà Nẵng

HỒ NGỌC THANH
HOÀNG TRẠCH THẠNH

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Thăm Trần Văn Hảo

Chào các bạn,

Chiều nay, Bùi phước Vĩnh, Lê Bá Lư và Lê Gai đã đến BV quận Thủ Đức thăm bạn Trần Văn Hảo vừa mới mổ vá màng nhĩ. Hiện tại sức khỏe của Hảo tạm bình phục, có thể qua tuần là xuất viện được.

Gởi đến các bạn những tấm hình chụp tại BV ( hình chụp bằng điện thoại nên không được rỏ, mong các bạn thông cảm)

BPV.


Gai-VC Hảo -Lư



Gai Hảo Vĩnh  Vợ Hảo



Vẫn nở nụ cười khi các bạn dến thăm



Hảo đang được chăm sóc

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Bên tôi còn có bạn - BẠCH HUỆ

Thơ tặng các bạn lớp Tam B3 - cựu HS Nguyễn Hoàng
 
Tôi đọc được những dòng thơ hay nhất
 Nguồn vui ngọt ngào một thời đã mất
Cám ơn bạn đã cho tôi sống lại
Tuổi học trò thơ dại đẹp vô cùng
Bè bạn ngày xưa, cô thầy, trường lớp cũ
Đang trở về trong ký ức của tôi
Cho tôi quên những tháng ngày mệt mõi
Giật mình! Tôi thầm nhớ những ngày qua
Tôi duyên dáng một thời con gái
Đến bây giờ bạn cũ vẫn bâng khuâng
Nếu được thời gian quay ngược lại
Người ấy tôi chọn sẽ là ai....?
Cám ơn bạn đã cho tôi sống lại
Thuở học trò mà tôi đã từng quên
Những gì tưởng đã mất
Lại tìm được trong tôi
Tôi sẽ chẳng cô đơn
Vì tôi còn có bạn
                                             
 Bạch Huệ thân tặng các bạn!

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

NH SG THĂM DƯ T. MAI VÀ HỒ TỰ (tiếp theo)



Hình 1: Chụp lưu niệm trước cổng nhà Dư Thị Mai.
Từ trái: Anh Cẩm, Mừng, các chị: An, Nguyên, Nghĩa, Oanh, Mỹ Liên

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM :
HÌNH ẢNH NGUYỄN HOÀNG SÀI GÒN THĂM DƯ THỊ MAI VÀ HỒ TỰ


THƯ CỦA LÊ BẢO LÂM GỞI NGUYỄN ĐẶNG MỪNG

Thư của Thầy Cao Hữu Điền

Thưa các bạn,

Đây là bức thư của Thầy Cao Hữu Điền gởi cho chúng ta sau ngày hội trường Nguyễn Hoàng 20-6-2010. Mặc dù tất cả chúng ta đã đọc thư này rồi nhưng nay xin chép lên để cùng ôn lại không khí ngày hội trường và chúc sức khỏe của Thầy chóng bình phục.


Các Anh Chị thân mến,

Các cô, các cậu thân mến,

Lần đầu tiên được về dự họp mặt ở trường Nguyễn Hòang ngày xưa , gặp gở học trò và bạn bè xưa cũ đông ơi là đông, vui ơi là vui, chóng mặt luôn !

Ái Anh và tôi về lại Huế , mà lòng vẫn còn lâng lâng về những kỷ niệm Nguyễn Hoàng.

Buổi tối ngồi ngoài hiên nhà nói chuyện đời, vợ tôi nói: "Như thế thì bọn mình may mắn lắm thay, vẫn còn sống êm đềm, gặp gỡ bà con, bằng hữu sau biết bao thời tao lọan đau đớn của Quảng Trị, của cả nước Việt Nam ta , từ Bắc vô Nam hàng chục năm tang tóc ! Rồi Ái Anh kể tên kể chuyện các bà con và bạn bè ở Sãi, bạc phận không được hưởng phước lộc như chúng tôi !

Tôi đồng tình với bạn Nguyễn Khắc Phước về những câu châm ngôn bạn nêu ra là rất thực tế ! Tôi cũng mong muốn thấy một tủ sách mang tên " Thầy Cô, học sinh Nguyễn Hòang cũ "
Mong muốn liên lạc với nhau đều đặn bằng những lọai hình mới như Internet ... nhanh chóng , trao dổi thông tin, và gửi cho nhau những niềm vui.!!!! Tôi cũng mong muốn chúng ta thúc đẩy nhanh hơn, hàng năm, những họat động từ thiện, học bỗng, cùng với Thầy Cô của Trường Sở tại !... vì con em của Nhà Trường , con em của Quảng Trị . Sức đến đâu , đóng góp đến đấy !

Tôi cũng cho rằng không nhất thiết phải lập lại tên trường . Chỉ cần một tấm bảng nhắc nhở đến lịch sử và kỷ niệm của trường Nguyễn Hoàng nằm trong Thư Viện nhà trường chẳng hạn.
Chiều nay trời nóng khắp ba miền ( Theo Tin Khí Tượng , tôi xin gửi bài ca " Bonjour Viet Nam " , Hình Ảnh rất đẹp , hình như có Tỉnh Quảng Trị , có đúng không Anh Eđouard, Chúc các bạn tối nay bớt oi nồng !

http://www.visualgui.com/motion/bonjour-vietnam/

Thân ái,

Ái Anh + Cao Hữu Điền

PS: Từ nay trở đi , tôi xin chừa làm thơ di động tếu gửi cho mấy cô cậu old Nguyen Hoang ! Vì bị nhiều cô học trò la, và bị mấy cô giáo ngày xưa mắng !

Ngày mai sẽ gửi một số ảnh thần tượng NH!

NH 6471 QUẢNG TRỊ TẶNG QUÀ MỪNG TÂN SINH VIÊN

Tin và ảnh của Nguyễn Hiếu


Được tin Văn thị Như Ý, học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị, con của Văn Ngoạn thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng với số điểm 18,5, chiều nay Nguyễn thị Tỵ cùng Nguyễn Hiếu vào Long Hưng, xã Hải Phú, trao quà của NH6471 cho cháu.

Đến nhà Ngoạn không ai ở nhà, đành phải qua nhà hàng xóm hỏi.Chị hàng xóm tốt bụng đã cho biết 2 con đầu đã có việc: một cháu dạy cấp 2 ở Kontum, một cháu làm ở BQL chợ TX Quảng Trị; còn 2 cháu sau là Ký đang học năm 4 ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh , Khoa  kế toán-kiểm toán, 4 năm qua chưa hề một lần về nhà, ở lại SG trong các kỳ nghỉ hè và Tết để làm thêm kiếm tiền ăn học.Cháu sau cùng là Như Ý.Chị tìm mọi cách gọi cháu về nhà.

Cháu Như Ý hối hả chạy về nhà ngỡ ngàng đón khách lạ.Tỵ và Hiếu sau khi hỏi chuyện về sự học hành của cháu đã giới thiệu là bạn học của ba, cháu vui vẻ hẳn lên.Tỵ đã thay măt ACE Nguyễn Hoàng 6471 trao quà cho cháu và không quên chúc cháu vượt khó để học tốt.Cháu cảm động không nói nên lời nhưng Tỵ và Hiếu cũng nghe được "...Cháu vô cùng cám ơn các chú bác cô dì Nguyễn Hoàng 6471...cháu hứa sẽ cố gắng học giỏi..."

Tạm biệt cháu Như Ý khi trời đã nhá nhem tối.




Đường làng Long Hưng vào nhà Văn Ngoạn



Cháu Như Ý con gái cuối cùng của Văn Ngoạn
rót nước mời khách



Nguyễn thị Tỵ trao quà cho cháu Như Ý



Cô trò bên nhau




Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

NH SG THĂM CHỊ DƯ T. MAI VÀ ANH HỒ TỰ

Ghi nhanh của Nguyễn Đặng Mừng

Hôm qua, chủ nhật 15 tháng 8, chúng tôi gồm anh Cẩm, chị An Hòa, chị Cao Thị Nguyên, chị Oanh, Nghĩa, Mỹ Liên và Nguyễn Đặng Mừng về Đồng Nai để tặng quà cho Dư Thị Mai. Trên đường đi rôm rã chuyện xưa nay. Mỹ Liên kể chuyện tếu một thời gian khó trên đường thiên lý bắc nam, cười ra nước mắt.

Anh Tố đón ở ngã ba Tân Phong, chạy dẫn đường về nhà Dư Thị Mai lúc khoảng 11 giờ. Dù tưởng tượng trước chúng tôi cũng không ngờ có một gia đình nghèo đến thế. Căn nhà mà ai đó gọi là “nhà xây” chỉ cũng khoảng 30 mét vuông. vách có chỗ chưa tô còn nham nhở gạch, có nơi còn tráp cả những tấm tôn rỉ sét. Mái lợp tôn fibro ximăng, loại tôn đã được khuyến cáo là chỉ lợp chuồng súc vật, rất có hại cho sức khỏe. Phòng ngủ cả nhà nằm chung cho con gái con trai và cả vợ chồng Mai. "Công trình" khá nhất là nhà vệ sinh mới xây bằng tài trợ của bạn Nghĩa cách đây mấy tháng. Chuồng heo rất sạch, có lẽ đây là nguồn sống chính của gia đình, nhưng theo chị Mai, không biết dịch tai xanh có đến viếng không. Nếu có bề gì thì tiền mô trả nợ.

Cô nữ sinh Dư Thị Mai lớp 10A3 ngày nào giờ là một bà già gần 60 tuổi, lặng lẻ nhìn chúng tôi cười buồn bên canh anh chồng ốm yếu. Anh cũng người Triệu Phong nhưng xa quê từ nhỏ, là svsq ctct những khóa cuối cùng. Hiện anh làm nghề gõ đầu trẻ với hai bàn học sinh kê ngay "phòng khách", dưới tran thờ.

Anh Cẩm đại diện AH CHS NH trao quà. Vợ chồng Mai xúc động chỉ nói được vài lời. Hy vọng khi các con ra trường cuộc sống sẽ khá hơn. Sau đó gia đình mời mọi người ăn cháo bột cá lóc đồng rất ngon.

Trên đường đi thăm Hồ Tự, chúng tôi ghé thăm chị Hoa, bạn học của chị Nguyên và chị Oanh. Hai người gặp nhau sau đúng 50 năm. Chị Oanh "lẩy" vì chị Hoa không còn nhớ chút nào về bạn. Hi, giận nhưng cũng ôm nhau,  mắt đỏ hoe.

Anh Tố và anh Hồ Kháng (cũng dân NH 65-72) dẫn đường về nhà Tự. Đường nhỏ xe hơi không vào được nên phải tăng bo từng hai người một bằng xe honda.

Dù đã xem qua ảnh và biết chút về gia cảnh của Tự, nhưng khi gặp mọi người đều xúc động. Mấy chị khóc, lặng đi trước hình ảnh người bạn-người em có khuôn mặt sáng sủa và học giỏi một thời nằm bất động như xác ve dính sát trên giường. Trên đầu có bát nhang làm bằng lon sữa bò và câu : Nam mô a di đà Phật dán cạnh. Tự bảo, "Ăn được nhưng cố nhịn cho mau chết để khỏi phiền con cái. Bệnh này nó khốn là tiêu hóa, tim mạch vẫn bình thường mới gay, khó chết quá". Nghe Kháng kể có lúc Tự đã tuyệt thực cả tuần mà không chết. Khi nhận quà Thầy Thăng gửi Tự khóc rung vai, nói là học trò chưa mần chi đền đáp công ơn Thầy mà Thầy gần 80 rồi còn phải lo cho trò, đau lắm, nhục lắm". Tự còn nhắc Thầy Trần Ngọc Cư dạy Anh văn, lớp ban A của tự lười học, Thầy đuổi hết chỉ còn 4 em, trong đó có Tự. Kháng lại chêm vào, Thầy Cư rất nghiêm nhưng dạy tuyệt vời. Những bài dạy của Thầy sau này dù Kháng không phải là giáo viên tiếng Anh nhưng lại rất hữu ích để dạy con.

 Con trai đầu của Tự gật đầu chào rồi mãi mê đi chở bắp. Gái út cũng chỉ nhìn mọi người không nói chi. Cháu thi rớt đại học, mười tám tuổi mà trông như bé gái mười hai. Vợ Tự đi đâu về, hỏi chi cũng cười. Chị bị tâm thần nhẹ. Khi chụp ảnh chị cũng cười thật tươi. Chị An bảo ngày xưa chắc đẹp lắm, chị cười toe gật đầu lặp lại, đẹp lắm.

Chị An vận động anh chị em được 600.000Đ, chị bỏ thêm 400.000Đ nữa đủ một triệu để tặng cho Tự. Lần nào đi thăm bạn bè ở xa chị An cũng lo xe cộ,  còn mang theo nhiều thức ăn, nước uống. Nhớ lần đi Long Xuyên khánh thành nhà Châm về còn nhiều thức ăn, chị chia mang về làm quà cho con cháu. Phúc thay cho NH mình có nhiều người có tấm lòng và lặng lẽ đến với tha nhân như chị An. Chị bảo đừng viết chi về chị hết, có chi mô mà nói, nếu không đi thăm và giúp đỡ NH thì chị cũng đi làm từ thiện chỗ khác thôi.


Về đến SG khoảng 6 g chiều. ghé thăm anh Xiễn. Mọi người kể về chuyến đi, về hoàn cảnh Tự, anh Xiễn "mở hàng" 500.000 Đ.

Một ngày đầy cảm xúc và ý nghĩa.

                                                                   Nguyễn Đặng Mừng.



Bấm vào đường link sau để xem hình ảnh:
THĂM DƯ THỊ MAI VÀ HỒ TỰ

Bình luận của Lê bảo Lâm về tin "Kỷ niệm 35 năm thành lập Trường THPT TX QT"

 Sau khi đọc bản tin về lễ kỷ niệm 35 ngày ngày thành lập trường THPT Thị xã QT, anh Lê Bảo Lâm gởi đến Nguyền Hoàng 6471 một bài bình luận khá dài với lý do không thể đăng được trong khung COMMENT.

Sau đây là nguyên văn bài bình luận của Bảo Lâm . Theo đề nghị của tác giả, chúng tôi không được biên tập hay sửa đổi bất cứ từ nào.





Nói cùng bạn đã comment.
1.Trước tiên xin được thắc mắc một tí về cái tự giới thiệu ngắn gọn của bạn ở cuối comment "học sinh cấp 3 trung học pt quảng trị 1965 -1972". Mình thực sự không biết vào thời gian 1965-1972 ở Quảng Trị có cái trường nào mang tên "cấp 3 trung học pt quảng trị " (?)
2.Bạn bảo :"sá gì một danh xưng
Trường cấp 3 triệu phong nay là trường THPT quảng trị ?
Tạm quên đi hai tiếng NGUYỄN HOÀNG " và "Thì cũng là trường cấp 3 của thi xã Quảng trị cả thôi .
CHúng ta nên công nhận sự thật của nội dung hơn là DANH XƯNG "
        Về danh xưng,bạn có nghe"danh có chính ngôn mới thuận" ? Rồi Khổng tử có cả thuyết chính danh. Cái "danh" phải thể hiện được thuộc tính, nội hàm của sự vật được gọi tên.Cái "danh" đó phải được mọi người công nhận( chính danh ).Còn để đặt tên ,gọi tên một sự vật mới: một cây cầu, con đường,một ngôi trường...thậm chícái to tác hơn như quốc hiệu người ta phải cân nhắc, thuyết minh, họp bàn trước khi quyết định. Như thế làm sao có thể bảo "sá gì một danh xưng" !
        Còn về "Chúng ta nên công nhận sự thật của nội dung hơn là DANH XƯNG" có nghĩa là dù có gọi tên trường là gì thì "nội dung" của nó vẫn là một ngôi trường- nơi đó có thầy giáo,có học sinh. Ở đó hs được học một số môn và được giáo dục theo một định hướng tiêu chí nào đó. Như thế, đâu có gì cần bàn cãi về "nội dung" mà phải cần "công nhận" ?. Thực tế,các tên trường học đều có 2 bộ phận.Bộ phận thứ nhất thường thấy như : Trường cấp 3..., Trường PTTH..., Trường cao đẳng sư phạm..., Trường đại học kinh tế...,...Bộ phận này quy định về bậc học,cấp học,ngành học do cơ quan chuyên trách về GD hoặc cao hơn quy định. Đây chính là cái "nội dung" bạn đề cập đến. Còn bộ phận thứ hai,có thể là địa danh ( tên một danh thắng, tên địa phương nơi ngôi trường tọa lạc...).Có thể là nhân danh ( tên môt nhân vật có nhiều công lao đóng góp to lớn về một lĩnh vực nào đó cho một cộng đồng, một dân tộc, cả nhân loại). Bộ phận này còn có thể là tên, mốc thời gian của một sự kiện có ý nghĩa lớn hoặc thậm chí chỉ mang một ký tự-con số nào đó chỉ nhằm phân biệt với một sự vật cùng loại... Và " danh xưng" một ngôi trường bao gồm cả hai bộ phận đó !
       Danh xưng hay tên gọi, đứng về mặt ngôn ngữ  chỉ mang một giá trị ngữ nghĩa nào đó nhưng thực tế nó còn có những giá trị khác về tinh thần, tình cảm...Ta có tưởng tưởng hai tiếng " Đại Việt" thiêng liêng như thế nào với người dân vong quốc nước ta trong những năm dài bị giặc MInh xâm lược và cũng hai tiếng ấy lại gợi cho chúng ta niềm tự hào của những chiến công thời Trần ba lần đánh thắng giặc Mông-Nguyên. Đơn giản hơn một cô bé rất yêu thương mẹ và mẹ đã mất! Lúc nào cô cũng thương nhớ mẹ mình. Chính thế, chỉ cần ai nhắc đến tiếng " mẹ" là những xúc cảm lại đến trong cô . Như thế,một danh xưng,một tên gọi không chỉ có một giá trị ngữ nghĩa mà bao hàm trong nó những giá trị về tình cảm,truyền thống hết sức thiêng liêng (với một cá nhân,tập thể này nhưng lại "vô cảm" với một đối tượng khác ).
             Người ta thường nói " Chim có tổ, người có tông". Con người không biết tổ tông mình là ai,không biết nguồn gốc mình từ đâu là những người bất hạnh ! Đó là khoảng trống không gì bù đắp được của một con người,một cộng đồng, một dân tộc...Hoặc biết nhưng cố tình chối bỏ và phủ nhận lại càng đáng được thương xót hơn !!
            Cái tên " Trường Trung học Nguyễn Hoàng" là niềm kiêu hãnh-tự hào cho tất cả những ai đã từng được học ở ngôi trường đó.Ngôi trường một thời quy tụ tất cả tinh hoa của lớp trẻ Quảng Trị(thi vào 50-60-70 chỉ lấy 1 . Tỷ lệ chọi của các trường đại học bây giờ là bao nhiêu ?). Ngôi trường mang tên Chúa Tiên-Nguyễn Hoàng, người mở ra cả một cuộc trường chinh tiến về phương Nam tạo tương lai cho cả một dân tộc. Tên trường đó cũng là một trong những cái để các "con dân Nguyễn Hoàng" tự hào và tên ngôi trường đó mãi sống và sống thật mãnh liệt trong mỗi cựu học sinh NH. Thế thì không thể bảo :"sá gì một danh xưng" và "Tạm quên đi hai tiếng NGUYỄN HOÀNG "
               Bạn dinhhoalu thân mến !
Với comment này, mình hoàn toàn không có ý phân tích những cảm nhận của bạn về bài viết " ngày kỉ niệm 35 năm thành lập trường THPT TX Quảng Trị" đúng hoặc sai. Mình chỉ mượn cảm nhận của bạn để nói lên vài suy nghĩ của mình về sự kiện "35 năm thành lập.." thôi.
         Mình cung cấp một số thông tin để chúng ta cùng suy ngẫm nhé !
Trường Đồng Khánh,Huế thânh lập năm 1917 và mang tên Đồng Khánh từ ngày thành lập cho đến năm 1975. Sau giải phóng,trường đổi tên thành "Trường cấp 3 Trưng Trắc". Đến năm 1981,trường lại đổi thành " Trường PTTH Hai Bà Trưng" cho đến hiện nay. Năm 2007, nhà trường đã tổ chức ngày hội kỷ niệm 90 năm thành lập trường. 90 năm chứ không phải 32 năm (75-2007) nhé !
       Trường Quốc Học,Huế “Trường được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896.
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được mang tên Quốc học từ năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường.”( trích Wikipedia) .
          Năm 1996, trường Quốc học cũng tổ chức 100 năm thành lập trường( thay vì kỷ niệm 40 năm ).
    Và Trường Chu Văn An ở Hà Nội, trường được thành lập năm 1908 và mang tên Collège du Protectorat (Trường Thành chung Bảo hộ - tương đương trường cấp II hiện nay). Năm 1931, trường được nâng cấp thành một lycée (tương đương trường cấp III hiện nay) - Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ).Tuy nhiên do trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê (thời Hậu Lê là nơi đặt điện Thụy Chương) ở vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây nên người dân vẫn gọi là trường Bưởi.Cuối năm 1943 do Thế chiến thứ hai lan rộng, trường phải sơ tán một phần về tu chủng viện Phúc Nhạc (Ninh Bình) và phần còn lại vào Thanh Hóa, mãi đến giữa năm 1945 mới quay lại Hà Nội. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 6 năm 1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên trường thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An . Tên Trường Chu Văn An được giữ từ ngày đó đến nay, dù có lúc phải sơ tán, phải chia đôi trong chiến tranh. Ngày 6 tháng 11 năm 2004, trường Chu Văn An đã được nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Việt Nam. Lễ kỉ niệm 100 thành lập trường được tổ chức vào hai ngày 16 và 17 tháng 5 năm 2008 ( Trích ý ở Wikipedia ).
        Qua 3 trường hợp trên ta thấy :
       Trường PTTH Hai Bà Trưng chỉ chính thức mang tên Trường cấp 3 Trưng Trắc từ sau 1975 và sau đó được đổi tên thành Hai Bà Trưng cho đến nay. Còn trước đó, trường mang tên Đồng Khánh-vị vua bù nhìn do thực dân Pháp đưa lên. Nhưng tại sao “ người ta” không tính ngày thành lập trường kể từ 1975 mà lại chọn ngày thành lập từ tận năm 1917 ?
        Trường Quốc học ngày mới thành lập mang tên “"Pháp tự Quốc học Trường môn ( 1986 )và lần lượt đổi tên thành Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956). Mãi đến năm 1956 mới chính thức mang tên “ Quốc học “ nhưng đến năm 1996 nhà trường lại tổ chức 100 năm thành lập trường (?)
         Còn Trường Chu Văn An ( Hà Nội ) , mãi đến giữa năm 1945, Khâm sai Bắc Bộ (một chức vụ của quan lại Nam triều) Phan Kế Toại mới ra quyết định chính thức đổi thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An. Trong chiến tranh trường đã dời đến nhiều nơi, nhiều tỉnh khác và sau đó mới quay lại Hà Nội ngay trên khu đất cũ của các tiền thân : Collège du Protectorat-từ1908 và Lycée du Protectorat từ 1931. Và trường cũng chọn mốc thành lập trường từ năm 1908 thay vì năm 1945. (?)
       Với trường hợp trường Chu Văn An-Hà Nội có một số nét rất giống ngôi trường Nguyễn Hoàng ở tỉnh Quảng Trị. Trường thành lập từ năm 1952, do chiến tranh chuyển vào Đà Nẵng năm 1972,sau đó dời về Hải Lăng. Đến sau giải phóng ,cũng khuôn viên ấy, cũng trên nền những dãy phòng học năm xưa, cũng lớp lớp học sinh là con em nhân dân Quảng Trị-một vùng đất nghèo tiền bạc nhưng hiếu học và giàu lòng nhân nghĩa thủy chung , một ngôi trường mới được xây dựng lại ngay trên nền trường Nguyễn Hoàng cũ đã đổ nát vì bom đạn.  Chỉ khác một điều : Tên trường Nguyễn Hoàng – một tên trường rất đáng tự hào của người dân Quảng Trị không còn nữa !!! Mà thay vào đó là Trường cấp 3 Triệu Phong rồi Trường PTTH thị xã Quảng Trị.
       Ở đây, theo mình cái tên Nguyễn Hoàng chắc chắn không sớm thì muộn sẽ được gắn trở lại trên cổng trường của ngôi trường cũ ! Đến lúc cần nhận “chân” lịch sử ! Không còn tên nào xứng đáng hơn Chúa “ Nguyễn Hoàng” được gắn cho ngôi trường nằm ngay trên mảnh đất Quảng Trị - vị trí tiền trạm cho công cuộc mở cõi về phương Nam của các đời Chúa Nguyễn mà ngôi trường đó vốn đã có tên như thế !  Chỉ thấy lòng chùng lại và chợt buồn khi đọc được bản tin của Nguyễn Khắc Phước có nhan đề :
Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Cấp 3 Triệu Phong, nay là Trường THPT Thị xã Quảng Trị
        Vì những điều các nơi khác công nhận và làm được thì QT chúng ta phủ nhận và không làm được ! Họ trân trọng quá khứ - truyền thống và phát huy được cái vốn tốt đẹp nhất của truyền thống để động viên lớp học sinh kế tục học và sống tốt hơn-đẹp hơn. Còn ta ?
        Tại sao không phải là 58 năm thành lập trường mà chỉ  35 năm thành lập ? Đó chính là sự phủ nhận quá khứ ! Phủ nhận truyền thống tốt đẹp của một vùng đất, của một ngôi trường !
                    Sẽ đến lúc , chúng ta nhận ra đâu là “ CHÂN” ? đâu là “ NGỤY” !
               Bạn dinhhoalu thân mến !
            Vài dòng tâm sự cùng bạn và mình cũng muốn trang trải với những ai quan tâm đến ngôi trường Nguyễn Hoàng – Quảng Trị thân yêu của chúng mình ( Không biết có bạn hay không ? )
           Chúc bạn vui khỏe và thỉnh thoảng vào và comment cho  “nguyenhoang6471” nghe !
Lê bảo Lâm – baolam128@gmail.com 

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Cấp 3 Triệu Phong, nay là Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Ngày 14-8-2010, Hồ Sĩ Bình và Nguyễn Khắc Phước được anh Phan Luận mời về dự  Lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Cấp 3 Triệu Phong nay là Trường THPT Thị xã Quảng Trị được tổ chức chính thức vào sáng ngày 15-8-2010.

Chúng tôi may mắn được tham dự những cuộc giao lưu hết sức thân mật, chan chứa tình cảm
của biết bao thế hệ học sinh từ sau ngày nước nhà thống nhất đến nay - thế hệ của những người làm chủ xã hội, được đón tiếp bởi rất nhiều người thân quen trong đó có nhiều thầy cô giáo trước đây cũng từng dạy và học dưới mái trường Nguyễn Hoàng và những anh chị em cựu học sinh  đã từng giao lưu trong nhiều mối tình cảm đan xen.

Chúng tôi được tham dự đêm văn nghệ giao lưu giữ thầy cô giáo và học sinh, được nghe những bài thơ ca ngợi tình cảm thầy trò, mái trường và quê hương và những giọng ca hết sức mượt mà điêu luyện của thầy cô giáo  và học sinh.

Đứng trên sân trường trong không khí náo nức của lễ hội,  nơi mà chỉ vài tuần trước đây chúng ta đã tổ chức hội Nguyễn Hoàng, được tiếp đón hết sức thân mật, chúng tôi cảm thấy thế hệ học sinh chúng ta và thế hệ học sinh bây giờ chỉ khác nhau về môi trường giáo dục , về tên trường nhưng rõ ràng cũng hình ảnh những tà áo trắng trinh nguyên dịu dàng thướt tha đạp xe trên những con đường thân quen, cũng đến “cày bừa” trên một mãnh đất, với một ý chí học tập rèn luyện để vượt khó nghèo trong môi trường kinh tế không phải đã hết khó khăn của quê hương, và cũng là những học trò quý trọng thầy cô, yêu mến đồng môn và mái trường của mình.

Trong một thời gian ngắn chưa đầy một tháng, trên một sân trường có tới hai ngày hội trường hoành tráng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến tình cảm, thái độ học tập của  con cháu chúng ta.

Điều sau đây chỉ là một ý tưởng cá nhân mà thôi: Nếu một dịp nào đó,  hội trường Nguyễn Hoàng được một số anh em  đại diện học sinh và cựu học sinh của trường THPT Thị Xã Quảng Trị đến tham dự,  và ngược lại, những ngày hội  của trường THPT TX Quảng Trị cũng mời đại diện anh em chúng ta đến tham dự, thì chắc chắn tình cảm vốn đã có cơ bản rồi sẽ càng ngày càng được nâng lên.

Sau đây là một vài hình ảnh về các cuộc giao lưu.


Thầy cô giáo trong đêm giao lưu  và văn nghệ




Học sinh trường THPT TX Quảng Trị trong đên giao lưu và văn nghệ


Một tiết mục đơn ca của học sinh


Thầy giáo Mại và cô bé học sinh



Nhà thơ Phan Luận đang đọc thơ trong cuộc giao lưu tại nhà anh Lịch với những bạn cùng lớp.


Người đang hát là anh Minh, bạn cùng lớp với anh Luận.



Người bên phải là anh Võ Thìn (CHS NH) được mời đến tham dự. Người đang phát biểu là anh Dũng, bạn cùng lớp của anh Phan Luận.




Hồ Sĩ Bình ở bên phải, kế đó là Thái Đào (CHS NH) đang say sưa ngâm thơ và người ngồi bên trái Thái Đào là anh Tích-chủ nhà.


Cầu thang gỗ của nhà anh Tích, một trong những ngôi nhà đẹp ở thị xã QT.


Buổi sáng trên sông Thạch Hãn

TB: Vì phải theo xe của đoàn trong thời gian hết sức eo hẹp nên rất tiếc không thể đến thăm Hiếu và các bạn 6471 được. Mong thông cảm và xin hẹn lần sau nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

TIN BUỒN


Chúng tôi vừa được tin

Cô LÊ THỊ LÊ
nguyên giáo viên trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị
là phu nhân của anh TRẦN LỘC nhóm NH6471
vừa từ trần lúc 12 giờ 45

ngày thứ sáu 13 tháng 08 năm 2010
tức ngày 04 tháng 07 năm Canh Dần
Linh cửu được quàng tại tư gia

số 305 Lý tự Trọng Quận 1 TP HoChiMinh
Lễ viếng bắt đầu 8 giờ 30

ngày thứ bảy 14 tháng 08 năm 2010
(ngày 05.07 Canh dần)
Lễ động quan vào lúc 06 giờ ngày thứ ba 17.08.2010 
tức ngày 08.07 Canh dần
và an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương
Thành thật chia buồn cùng bạn Trần Lộc
Cầu chúc hương hồn chị sớm được siêu thoát
 
TM nhóm NH6471
Trần Văn Hảo




Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

NH SÀI GÒN TRAO QUÀ CHO LÊ QUANG TỊNH

(Vì anh Hảo thư ký không có mặt, Trưởng ban N.V.Trị phải thu xếp để đi công tác xa nên Quang Tuyết thay mặt báo cáo cùng anh chị em NH sự việc chiều nay. Nếu có gì sai sót xin tất cả vui vẻ bỏ qua.)


Chiều nay 12-8-2010, Trưởng ban liên lạc Nguyễn văn Trị đã nhắn tin một số thành viên BLL NHSG đến nhà NH Trần thị Minh Diệu, thủ quỷ tiếp sức bạn Lê Quang Tịnh số 16b Hoa Lan, Phú Nhuận để họp mặt trước khi bạn Lê Quang Tịnh trở về Dầu Giây, vào phút cuối anh Cẩm, anh Đặng Kỳ, chị Trần thị Nghĩa, anh Lê cao Lượng vì bận việc nên không đến được.

Đến 18g :Mõ trường N.V.Trị, thành viên Hoàng Đình Việt, Quang Tuyết, Minh Diệu và đặc biệt có mặt của bà ngoại 10C đại diện quý thầy cô, anh chị em đồng môn NH trao món quà tình nghĩa cho bạn Lê Quang Tịnh : phong bì 10 triệu đồng. Dù quỷ chưa đủ nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt, bạn Tịnh đã xong công việc sau 4 tháng giúp gia đình bà con trông coi nhà cửa, nay đã đến lúc phải về nhà, nên Minh Diệu đã xuất quỷ bù vào trước.

Bà ngoại, và trưởng ban N.V Trị thay mặt tất cả những anh chị em NH đã có lòng chia sẽ sự khó khăn của đồng môn Quang Tịnh gởi mấy lời nhắn nhủ rất tình cảm với Tịnh và chân thành mong mỏi bạn sẽ xữ dụng thật tốt, thật may mắn chiếc máy cưa tình nghĩa NH để vun đắp tương lai cho các cháu. Trị nói: " Số tiền nầy là cả một tình nghĩa Nguyễn Hoàng rất sâu nặng giúp bạn có phương tiện để hành nghề. Hãy cố gắng làm sao lo cho hai cháu đang học vào được Đại Học, để sau nầy các cháu có thể tự hào mình đã may mắn được các cô chú NH thương yêu và tạo điều kiện tốt cho tương lai"

Bạn Lê Quang Tịnh đã xúc động không nói suông câu, chỉ lập đi lập lại:" Cho tôi xin gởi lời cám ơn tất cả quý thầy cô, và anh chị em NH” ...Sau đó lấy bình tỉnh nói tiếp: “Xin cám ơn lòng tốt của mọi người, đã thông hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình cha con tôi và giúp đở. Chiếc máy cưa là ước mơ bao nhiêu năm nay nhưng thú thật ngoài tầm tay, nay nhờ NH mà tôi đã có điều kiện để mơ thành thực. Tôi sẽ cố gắng làm và động viên các cháu học hành đến nơi đến chốn, để không phụ lòng tất cả. Đặc biệt cám ơn bà ngoại, và cám ơn M.Diệu đã thầm lặng quan tâm”...

Sau 1giờ hàn huyên vui vẻ, thấm đậm nghĩa tình tất cả chia tay. Trước khi về, Quang Tịnh hứa khi mua xong máy cưa, sẽ nhắn tin lên để mọi người chia vui...

Mọi người đều đồng ý còn hứa hẹn sẽ thu xếp về thăm nhà Tịnh nay mai.

Viết thay trưởng ban N.V Trị.

Quang Tuyết

(Xin bấm chuột vào hình để xem được rỏ hơn)









NH SÀI GÒN KÊU GỌI GIÚP HỒ TỰ

Thưa anh chị em NH gần xa,

Xin thông tin cùng các anh chị một việc như sau:

CHS NH HỒ TỰ, Sinh năm 1952 tại Trung Đơn,QTrị, hiện sống tại Đồng Nai, cách đây hơn 2 năm do  một tai nạn lao động té từ trên cao xuống nên nằm liệt giường từ đó đến nay, tình hình bệnh ngày càng nặng hơn. Gia đình càng khó khăn do thuốc thang chạy chữa cho anh , rồi  vợ anh lại bị tâm thần, con trai thuơng bố bệnh mà mẹ lại dại nên đành bỏ học để ở nhà chăm sóc bố.

Nhận đươc tin từ HQN nhân dịp NH a/c Phái+Mai về thăm và gời quà của đồng môn hỗ trợ anh Tự, cùng một số hình ảnh của anh Tự và gia đình, chúng tôi đã nhờ anh Hồ Ngọc Tố là thành viên Ban LL NH  Đồng Nai tìm hiểu thêm thì  thấy hoàn cảnh của anh Tự thật là đáng thuơng, cần bàn tay tiếp sức của anh chị em NH chúng  ta trong lúc chạy chữa thuốc thang mà lực bất tòng tâm vì khả năng tài chánh hạn hẹp. Thấy hoàn cảnh con trai anh Tự  bỏ học chăm sóc bố vì mẹ dại dại khôn khôn thật là hiếu để và tội nghiệp cho cháu.

Thưa các anh chị,

Truyền thống của Nguyễn Hoàng chúng ta là luôn dang rộng cánh tay để giúp đỡ bè bạn, trước tình cảnh của anh Tự , chúng  tôi xin phép được gióng lên tiếng chuông để bà con NH xa gần được rõ, những anh chị cùng khối lớp và cùng trường nếu có điều kiện xin hãy giúp đỡ cho anh Tự trong  cơn bệnh  ngặt nghèo.

Sự đóng góp có thể nhờ Hương Quê Nhà nhận để trao lại.

Chúc các anh chị em NH luôn được sự bình an và may mắn trong cuộc sống.

Mõ truờng NG V Trị xin kính rao.

NG. VĂN TRỊ


 Anh Hồ Tự  nằm bại liệt đã 2 năm nay


Nhà cửa tuềnh toàng




Vợ anh Hồ Tự đang vất vả phục vụ chồng và lao động kiếm cơm cho gia đình




Anh Phái cùng các bạn đồng môn đến thăm  và chụp chung với vợ và con anh Tự 



TB: Xin chị Bích thủ quỹ BLLNHSG  gởi giúp 1 triệu đồng hỗ trợ cho anh Hồ Tự nhé.
      Cá nhân mõ truờng xin đóng góp 200 ngàn.


Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

NH 6471 Quảng Trị thăm gia đình đồng môn và tặng quà cho các cháu

Các bạn thân mến,

Ngày hôm nay nhóm NH6471 tại Quảng Trị vào Câu Nhi trao quà khuyến học cho con của Lê thị Ngọc Thúy (chị của Lê Chí Dũng). Cuộc hành trình diễn ra như sau:

Ngày 11 tháng 8 năm 2010, nhóm NH6471 tại Quảng Trị gồm Trần Văn Khôi, Nguyễn Đăng Thi ( Đông Hà), Nguyễn Thị Toán, Lê Quang Sinh (Triệu Phong), Nguyễn Hiếu, Nguyễn Thị Tỵ (TX Quảng trị) vào Hải Lăng trao quà học bổng cho các cháu Nguyễn Ngọc Duyên, năm 3 Đại học Sư phạm Huế và Nguyễn Khắc Duy lớp 12 là 2 con của Lê Thị Ngọc Thúy.

Khi vào đến Lương Điền, xã Hải Sơn, Dương Thị Ngọc nhập nhóm cùng đi, đến Câu Nhi có Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Kim Cúc (Hà Lỗ, xã Hải Tân) ra đón.

Sau khi thăm GĐ Ngọc Thúy và trao quà cho 2 cháu, luôn tiện ghé thăm nhà của bạn Thãnh (nay ở Mỹ), nhà thờ bên ngoại của Võ Đình Đoan ở gần đó, tiếp theo về thăm GĐ Thầy Lê Chí Phóng.

Khi về Hà Lỗ không quên vào thăm GĐ bạn Thùy Dương, bạn Cúc. Đi qua Văn Quỹ cả nhóm ghé thăm bạn Huế (nay đang còn độc thân). Chương trình cuối cùng là về nhà Dương Thị Ngọc ở Hội Kỳ xã Hải Chánh. Nhưng trời đã trưa, cả nhóm theo đường An Thơ, Hưng Nhơn xã Hải Hòa qua Phong Bình (Phong Điền) ăn trưa. Riêng bạn Huế thực hiện trường trai nên không thưởng thức được sự thơm ngon thịt vịt ở đây. Trời mưa nên trú tại quán thịt vịt nầy hơi lâu. Đến khi trời đã tạnh, cả nhóm hối hả theo đường Ưu Điềm-Mỹ Chánh mà chạy về Hội kỳ, bạn Huế xin quay về lại nhà vì bận việc trai đàn chẩn tế.

Tại nhà Dương Thị Ngọc, cái nhà cổ ẩn mình trong làng đầy cây và cây xanh mướt râm ran chuyện trò của nhóm. Chủ nhà mến khách, pha café, rồi nước rau má, chuối khô và cả bưởi nữa.

Tam biệt Ngọc, Thùy Dương và Cúc,  nhóm NH6471 tại Đông Hà ,Quảng Trị và Triệu Phong được chủ nhà thơm thảo tặng nào bưởi, nào ổi, nào hoa...

Nguyễn Hiếu


Trước sân nhà Ngọc Thúy


Hiếu thay mặt nhóm trao quà



Ôm cột nhà Thãnh


SINH-HIẾU đứng trước nhà thờ bên ngoại của Đoan
 Bấm bào đây để:

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

ĐÀ NẴNG CÀ PHÊ "GIAO BAN"

Thầy cô giáo và BLL NH Đà Nẵng họp "giao ban" thường kỳ

Kình thưa quý Thầy Cô và anh chị em đồng môn thân mến,

Sáng ngày 07-8-2010 tại nhà hàng Faifo thuộc Ga ĐN, thầy cô giáo và BLL NH ĐN đã tổ chức cuộc họp "giao ban" thường lệ.

Đến tham dự có thầy Thanh, thầy Lữ, thầy Bôi, thầy Đoàn, cô Em, anh Khàn Bs, anh Nam Anh Bs, anh Thạnh , anh Phương, chị Bạch Thảo, chị Lý, chị Lê Thị Ba, anh Lê Đông, chị Bích Hường, chị Thanh, các anh Lê Văn Lộc, Hồ Sĩ Bình, Trần Thanh Bình và Ng. Khắc Phước.

Không đến được có anh Thái (chưa khỏe), và chị Thanh Vân.

Anh Thạnh, anh Phương và anh Trần Thanh Bình bận việc nhà phải về sớm.

Các thành viên thông qua bản Báo cáo thu chi từ năm 2009 đến tháng 7-2010 và hết sức phấn khởi vì đã hoàn thành được nhiều việc nhờ vào sự quan tâm của thầy cô giáo và lòng nhiệt thành của toàn thể ACE cựu học sinh. Thầy cô giáo và BLL đánh giá cao sự đóng góp - ũng hộ vừa tinh thần lẫn vật chất của mọi thành viên nói chung và những mạnh thường quân nói riêng, đã giúp cho những hoạt động của NH ĐN, đặc biệt là chuyến đi về dự Họp mặt NH tại QT thành công tốt đẹp.

Về kế hoạt hoạt động sắp tới, toàn thể thành viên có mặt đều nhất trí sẽ tổ chức buổi họp mặt NH thường niên vào ngày 12 tháng 9-2010 (mùa tựu trường) tại nhà hàng KS Faifo. Năm nay, vì đã có buổi Họp mặt NH tại QT nên NH ĐN không dự định mời thầy cô giáo và anh chị em từ địa phương khác về. Tuy nhiên, nếu vào ngày hôm ấy, nếu thầy cô hoặc anh chị em nào có mặt hoặc đi ngang Đà Nẵng, xin trân trọng mời đến tham dự để NH được thêm phần đông vui.

Trong buổi họp mặt toàn thể gia đình NH ĐN vào tháng 9 tới, chúng tôi sẽ đề xuất nhiều hoạt động nhân để kỷ niệm 60 năm thành lập trường NH 1951-2011.

Buổi họp kết thúc thành công trong tình thầy trò và đồng môn thắm thiết vào lúc 10 giờ sáng cùng ngày.

Xin bấm vào đây để xem hình ảnh:
ĐÀ NẴNG CÀ PHÊ GIAO BAN

Xin kính chúc quý Thầy cô và ACE dồi dào sức khỏe.
BLL NH ĐÀ NĂNG

Thư của Ng. Đặng Mừng

Kính gởi anh Nguyễn Hiệp

Tôi được đọc thư anh qua forward của Trị.


Việc này trong tư cách người em, qua những sự kiện vừa diễn ra, Nguyễn Đặng Mừng, em út NH xin có mấy ý sau với anh:

Trước hết xin thưa rõ là Ái hữu CHS NH là một tập hợp tự nguyện, đối với nhà nước là không chính danh, đối với NH thì cũng như là hú nhau quyét vườn chơi đồ hàng để nhớ thời con nít ngày xưa vậy mà. Cho nên sự không thống nhất, thậm chí dị biệt là điều không tránh khỏi.

Thiệt ra, từ sự kiện Lê Đăng Châm, như anh đã nói là một tình cờ. Từ lời kêu gọi của Thi Tuyết ở Đà Nẵng, anh em trong lớp rất thương mà cũng rất hoang mang, không biết có làm gì được cho bạn không, hay là chỉ khơi dậy nỗi đau của người đã từng khổ ải, dấu kín. Từ đó M viết cái ký về Châm trên báo Văn Nghệ trẻ Hội nhà Văn, về bạn mình, người cùng lớp cùng bàn ngày xưa. Sau đó một số bạn biết, và dấy lên những tấm lòng. Và có kết quả. Ai cũng bảo đó là nhân tố tốt, và cơ duyên, cần nhân rộng.

Vậy nên có nhiều đề nghị người này người kia thông qua bạn bè, đến với Ban Liên Lạc. Trị lúng túng vói một số trường hợp. Mừng thường góp ý với Trị rằng, nhóm lớp nào có trường hợp khó khăn thì nhóm lớp đó phải chủ động, Ban Liên Lạc chỉ hổ trợ tượng trưng và giúp tiếng nói. Riêng nhóm 64-71 thì họ đã làm từ lâu, không cần thông qua ban LL.

Trên tinh thần này, qua trao đổi với anh, chúng tôi mời anh ngày mai, thứ 7, lúc 10 giờ đén quán cà phê Ban Mai, số 306 đường D3, phường 25QBT để họp mặt, vui vẽ góp với nhau những điều chân tình. Dù sao chúng tôi, Trị và nhóm 65-66, 72-73 cũng còn trẻ lời non dạ.

Thân kính,

Nguyễn Đặng Mừng.

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Thư của Thầy Thăng

Anh chị em đồng môn NH thân mến,


Bất cứ một tổ chức, sinh hoạt nào cũng phải có tinh thần dân chủ, trao đổi , thảo luận và góp ý kiến. Nhất là những tổ chức mang tinh thần ái hữu, bất vụ lợi. Người tham gia không có quyền lợi, danh vọng gì, mà còn phải đóng góp nghĩa vụ, vừa tinh thần lẫn vật chất.

Vì thế, trong sinh hoạt Ái hữu Nguyễn Hoàng, người tổ chức điều hành phải khôn khéo, rất dân chủ và chịu lắng nghe những đóng góp của ACE. Nhưng đóng góp và xây dựng như thế nào để ACE mỗi ngày thêm gắn bó, tình nghĩa thêm mặn nồng.

Qua email của anh Lộc vừa rồi, chúng tôi chưa biết đúng hay nhần lẫn, nhưng lối hành xử qua ngôn ngữ của anh Lộc thì tình nghĩa đồng môn bị xói mòn và xót xa cho các bạn Lam Sơn, Mai và Tịnh.

Rồi đọc email của anh Hồ Sĩ Bình, tôi rất cảm kích sự nhận xét, phân tích… của anh đã đem lại một luồng gió mát, khai thông mọi thắc mắc, bức xúc và giải tỏa mọi buồn phiền của các ACE đã quan tâm, nhiệt tình trong sinh hoạt bấy lâu của NH chúng ta.

Một ngày nào đó chúng ta sẽ lần lượt chia tay về miền vĩnh hằng.

Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu người thân thương, một số đồng môn đang sống trong nghèo khó và bệnh tật hành hạ. Hãy chia sẻ cho nhau chút tình người tử tế với nhau, các bạn ơi!

Tôi xin đề nghị:

1. Xin ACE khép lại những buồn phiền và bức xức trong những ngày vừa qua, không thắc mắc phân bua trên mạng NH chúng ta nữa khiến cho công việc thêm phức tạp và tạo thêm sự buồn tủi cho các bạn Sơn, Mai, Tịnh.

2. Các anh chị Thu Ba, Nghĩa, Quang Tuyết, v.v. hoàn tất công việc đã vận động, chuyển đến cho 3 bạn nói trên.

3. Anh Lộc ơi!. Tôi mong được trao đổi tâm sự với anh vì qua email, tôi biết anh đã ưu tư, quan tâm đến sinh hoạt của NH. Và anh còn biết nhiều người bạn chúng ta còn khó khăn hơn 3 bạn trên mà chúng ta cần giúp đỡ.

Thân mến, cầu chúc an vui đến mọi người.

NH Lê Hữu Thăng

lehuuthang@msn.com



Edited by NKP

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Thư của Trần Văn Hảo: Hỗ trợ mùa khai trường

From: Trần Văn Hảo

To: Nhóm NH 6471 , Phạm Đình Quát

Date: Tuesday, 3 August, 2010, 3:24

Các bạn thân mến,

Với lứa tuổi chúng mình, bình thường con cái chắc đã lớn, đa số đã trưởng thành, có gia thất. Nói thế không có nghĩa không còn các bạn có con đang đi học Đại học, Cao đẳng thậm chí Phổ thông trung học. Cá nhân tôi không rõ số lượng các bạn còn có con đang đi học là bao nhiêu, và có bao nhiêu bạn đang chật vật lo cho con đi học xa nhà.

Năm ngoái, chúng ta đã thực hiện được 4 suất hổ trợ cho 4 cháu (1 Cao đẳng & 3 đại học) con của 4 gia đình là thành viên NH6471 chúng ta hiện đang theo học tại Saigon, tuy nhiên tiêu chí năm ngoái chưa cụ thể, còn chung chung nên ý nghĩa chưa được cao lắm, còn tạo những suy nghĩ không mấy đẹp về hoạt động của chúng ta (cấp phát không đúng đối tượng). Năm nay chúng tôi muốn duy trì chương trình này với những thông tin chính xác và điều kiện cụ thể hơn.

Cũng sắp đến ngày tựu trường, mong các bạn ủng hộ chúng tôi với những nội dung sau :

1) Cung cấp thông tin cho chúng tôi những bạn có con còn đang đi học (Trường & lớp, địa điểm), hoàn cảnh gia đình ?

2) Góp ý Tiêu chí cấp phát : * Số lượng cháu/gia đình phải lo đến trường?/ * Nguồn thu nhập của gia đình?...

3) Có nên duy trì chương trình này không? Và nếu có nên sử dụng nguồn tiền nào ? Quỹ của nhóm hay vận động quyên góp? (Vì quỹ nhóm có thể trang trải nếu số lượng ít nhưng chủ trương ban đầu của nhóm không có lý do sử dụng cho học tập các cháu).

Chúng tôi chờ ý kiến các bạn. Rất mong.

Chúc vui khoẻ, mọi điều tốt đẹp.

Trần Văn Hảo

(Một số bạn không có mail, đề nghị các bạn nếu có thể truyền thông tin này giúp

mỗi khi gặp, cảm ơn)

THƯ CỦA VÕ ĐÌNH ĐOAN

Hảo thân mến,

Mình rất đồng ý với Hảo là nên duy trì HB đến trường cho con NH6471. Báo các bạn biết Lê Hường NH6471 cũng rất khó khăn vừa rồi có con đậu vào 2 ĐH : Y và Bách Khoa sài Gòn. Chúng ta nên trao tặng HB cho con Lê Hường. Còn các trường hợp khác, nếu các bạn biết, thì cứ nêu ra.Riêng con Lê Hường mình tặng 1 triệu. Hảo cho mình tài khoản để gửi vào.

Thân.

Best Regards

Võ Đình Đoan.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

NGUYỄN HOÀNG SÀI GÒN HỌP MẶT CÂY ĐA 31-7-2010

Bấm vào đây để xem Album:

NGUYỄN HOÀNG SÀI GÒN HỌP MẶT CÂY ĐA 31-7-2010



Kính thưa quý thầy cô, tất cả anh chị em CHS NH khắp bốn phương trời! Hôm nay thứ 7. 31-7, ngày định kỳ sinh hoạt cafe NHSG tại công viên Lê Thi Riêng. BLL đã lo lắng ít người vì có một số anh chị đã thông báo bận việc. Nhưng không ngờ các anh chị đã có mặt khá đông, tròm trèm 50 nguời. Ngày mai Chủ Nhật đầu tiên của tháng 8, là ngày vinh danh Tình Bạn Thế Giới nên NHSG đã có buổi họp mặt giao thừa rất ý nghĩa. Đã hai tháng vắng nhau nên lòng ai cũng xôn xao, thương nhớ.

Nhớ những khuôn mặt thân quen rất Nguyễn Hoàng, những câu huyện râm ran từ "xóm trên" đến "xóm dưới" tưởng như không dứt. Hai anh chị Tường Sâm vừa phải tiễn đưa hai người mẹ kính yêu về xa xôi, cũng hòa đồng trong niềm thân ái. Anh chị Lê Đinh Ân cũng có mặt từ sớm quây quần bên chiếc bàn tre mộc mạc của Cây Đa. Ở xa có anh Lê Mậu Minh, anh Nguyễn Liệu, nk 1968, từ Đà Lạt về, đặc biệt chị Kim Loan đã đưa chị Tôn nữ Mai Trang, con gái của thầy Tôn Thất Dương Thanh, cố hiệu trưởng , đến dự. NH Hoàng Tấn Trung, ở Quảng trị, mới đáp máy bay từ Cà mau về nghe tin NHSG hoọ mặt vội tất ta tất tưởi từ sân bay chạy về gặp gỡ bà con.

BLL chiếu một đoạn phim ngày họp mặt NHQT để ai không đi có thể xem qua, và anh chị em nào muốn có đĩa phim để kỷ niệm xin liên hệ anh Nguyễn Lớn, trưởng BLL NHQT, hoặc thầy Đỗ Tư Nhơn để đăng ký. Thầy Nhơn gởi tặng BLL NHSG 1 đĩa, và quý thầy cô 1 đĩa (đã nhờ chị Loan chuyển thầy Bảo xem trước) .

MC mở đầu buổi sinh hoạt là Nguyễn Đặng Mừng do NH LB Tâm đi vắng. Trưởng ban Nguyễn Văn Trị báo cáo qua tình hình hoạt động, những mất mát nguời thân rất buồn vừa qua của một số anh chị em NH, chị Dạ Hương, CHS NH, qua đời tại Phan Thiết làm trang Group NHSG liên tục đăng những tin buồn. Bên nỗi buồn cũng có những niềm chia sẻ là BLL đã trực tiếp/ nhờ BLL ở Đà Nẵng, Huế thăm viếng tặng quà các Thầy NH Cao Hữu Điền, Cô Ngọc Lan, phu nhân Thầy Trần Phò tại Huế, thăm các NH Nguyễn Thế Côn điều trị tại Đà Nẵng, Trần Q Thắng, Nhân ở Đòng Nai, hỗ trợ anh Xuân Diệu (Kung Tần) trong lúc khó khăn, đóng góp tương trợ ba bạn NH có khó khăn trong cuộc sống là Dư thị Mai, Lê Quang Tịnh, và Nguyễn Lam Sơn hưởng ứng lời kêu gọi của một số thầy cô và bằng hữu NH ở các tỉnh. Chúng ta có quyền tự hào là chúng ta đã thể hiện được tính gắn bó của tấm lòng NH quý báu. Điều quý báu ấy gói gọn trong hũ nhựa có LOGO NH thân yêu và trong đó chứa  nắm đất thiêng của ngôi trường chúng ta do bạn Lê Thanh Thịnh, giáo viên ở Quảng Trị , đã lấy từ khuôn viên truờng cũ gởi vào. Nắm đất thiêng của nơi đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh tài giỏi đã được các anh chị xúc động mang về, và đã mang lại cho quỹ hoạt động chúng ta thêm 2,450,000 đồng. Xúc động hơn là thầy Nguyễn Ngọc Cư sáng nay vì công viêc nên xuống miền Tây cùng anh Lê Bá Tâm, không đến sinh hoạt được đã gởi cho quỹ 1 triệu. Thầy Lê Hữu Thăng cũng gọi điện từ bên kia đại dương về với lời hẹn có mặt cafe cuối tháng 8. Ngoài những anh chị quen thuộc, kỳ nầy có thêm những anh chị mới đến lần đầu. anh Nghĩa, anh Văn Kế Thế đã từ lâu ít đi sinh hoạt sáng nay cũng có mặt.
Tháng 7 nầy cũng là tháng SN của NH Đinh thị Ngọc Chung, Phan Thị Bích, và chị Oanh, các anh NH đã tặng thiệp chúc mừng, kèm đóa hoa hồng cho các cô, còn Anh Nguyễn Ta đã được các em gái NH tăng hoa và thiệp. Anh Trị đã sáng kiến in thiệp rất NH để dành riêng cho CHS NH. Đó là tấm thiệp có hình trường cũ, mặt bên kia là những đóa hồng hé nụ tượng trưng tình NH luôn ngát hương.

Từ nay mỗi kỳ họp mặt anh chị em NH nào có SN trong tháng hoặc có tin mừng như có cháu nội ngoại, nhà mới, kỷ niệm ngày cưới v.v. xin cho biết để đựơc tặng thiệp mừng. Chương trình còn có trò chơi rất vui do Quang Tuyết chủ xướng là trò kể một câu chuyện, hát một khúc hát có từ trùng tên với nguời nào thì nguời đó phải đứng dậy đế hát tiếp nhắm tìm cho ra tên ngừơi kế tiếp....Trò chơi được mọi người tham gia hào hứng, tuy ai tuổi cũng U.50-60, nhưng độ nhạy vẫn còn sắc bén nên tiếp nối rất linh hoạt. Cũng có một vài trường hợp phạm luật nhưng quãn trò tha không bắt phạt, lỗi thì tha nhưng hay vẫn có thưởng. Ban giám khảo họp kín đồng lòng tặng giải cho những anh chị xuất sắc tiếp lời ý nhị, và đầy đủ ý nghĩa. Đó là anh Chánh Nghĩa, anh Kế Thế, anh Tâm và chị Thành Nhân. Một phần thưởng đặc biệt trao anh Dương Tường vì thể hiện phong cách rất hào khí : Đứng mũi chịu sào, cứu hộ cho chị Thúy An, và chị Sâm. Khi tên mình được xướng lên chị Hằng...đã xúc động vừa khóc vừa nhắn nhũ những lời vô cùng tâm huyết: "Xin hãy dẹp bỏ những tị hiềm, đừng giận nhau, hãy gắn bó và giữ mãi những sinh hoạt như thế nầy vì Nguyễn Hoàng luôn sống trong tình nghĩa... Chị Tuyết Mai kêu gọi mọi nguời gởi bài cho HQN, và thể theo đề nghị của một số ace phải đi làm ngày thứ 7, kể từ tháng 8 trở đi sẽ sinh hoạt theo nguyên tắc tháng có ngày chẵn tổ chức vào sáng chủ nhật, tháng có ngày lẽ tổ chức vào sáng thứ Bảy.

Đến 10:30 mọi người chia tay nhau về, một buổi sáng thật đẹp như Mõ trường thông báo...Có một anh NH đã bắt tay tôi nói:" Cám ơn quý vị nhé! đây là buổi sinh hoạt cafe ý nghĩa nhất, vui nhất từ hôm khai sinh, hy vọng những lần sau sẽ vui hơn nữa..." Vâng sao lại không khi tất cả đồng lòng sẵn sàng bắt tay vào việc?
Sau buổi họp mặt, một số anh chị NHSG ở lại tiếp NH Hoàng Tấn Trung. Một không gian thơ quê hương nho nhỏ trên những bàn tre, mọi người cùng bàn luận ngôn ngữ thơ quê QT. Quá vui và hào hứng nhờ duyên nói và kho tàng lưu trữ vô tận của người bạn QT nên nhà văn Đặng Mừng mất cảnh giác đã bị kẻ gian rinh mất laptop vừa mới tậu được. Kẻ gian có mặt từ sáng, lảng vảng bên chỗ đặt máy chiếu và loa nên mọi người tưởng là nhân viên quán, quán thì cho là người của chúng ta. Rà trong máy chụp hình có mặt tên trộm nên Mừng đã đem lên báo cáo công an phường. Thật may là đến tối Công An báo là đã bắt được thủ phạm và thu hồi tang vật.

Kể thay anh thư ký NHSG
Quang Tuyết

Xin gởi đến quý thấy cô và các anh chị một số hình ghi được (còn nhiều nữa, xin xem thư sau, cảm ơn)
Trần văn Hảo

THƯ CỦA ACE NGUYỄN HOÀNG VÀ THÂN HỮU

THƯ CỦA NH NGUYỄN ĐẶNG KỲ
Kính chào anh chị em,

Hôm qua đến giờ bận việc không mở mail. Hôm nay bất ngờ đọc được một loạt thư của anh chị em về chuyện vừa qua chúng ta có nhắn nhau giúp đỡ một số anh chị em NH mình. Qua việc này tôi xin có vài ý góp cùng ACE.

Hội CHSNH là một hội ái hữu gặp nhau để vui chơi, để nhớ lại thời thơ ấu cũ. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì giúp nhau kể cả vật chất lẫn tinh thần.Đây không phải là một hội từ thiện.Theo tôi, hội từ thiện thì giúp người nghèo đói, còn chúng ta là anh em giúp nhau, cho nên có lẽ chúng ta không nên nặng nề lắm trong viêc giúp nhau. Để chờ cho anh em nghèo lắm rồi mới giúp nhau thì đâu còn gọi là anh em.

Tôi cũng khó khăn vì bây giờ già rồi chẳng làm gì ra tiền, chỉ ăn lương của con mà thôi. Nhưng vừa qua tôi cũng có góp đôi chút giúp ba bạn. Sáng nay đọc các mail của ACE, tôi không những không tiếc mà thậm chí còn vui vì nó càng khẳng định quan điểm của anh em CHSNH là giúp nhau chứ không phải chờ đói mới cho miếng cháo.

Trở lại với ba trường hợp cụ thể như trên, tôi xin góp ý từng trường hợp như sau:

Trường hợp bạn LS tại Đà Nẵng, theo thư của bạn dung tran thì anh này suốt ngày nhậu nhẹt đập đánh vợ con, có được đồng nào nhậu đồng đó, nguyên là một du đãng là một con người bỏ đi không nói gì được nữa. Cũng qua thư trên tôi cũng được một số thông tin. Bạn ấy là một cựu HSNH, bạn ấy đang rất khó khăn và đã sống không vợ 22 năm, bạn ấy đang được bạn cùng lớp tại NH ngày xưa giúp đỡ.Từ những thông tin trên tôi có một số suy nghĩ. Đất nước ta mấy chục năm qua có nhiều biến động, kẻ nhà cao cửa rộng bây giờ chẳng có một chỗ ở, kẻ tay trắng bây giờ giàu có, tiền bạc chẳng biết làm gì cho hết.Chẳng qua đó cũng là số phận, là may mắn của cuộc đời, biết ai hơn ai giữa cuộc đời này, "bảy mươi chưa què chớ khoe lành mình". Chuyên bạn LS vợ bỏ đi cách đây 22 năm không biết lỗi do ai, mà chắc là của LS. Nhưng đã lâu lắm rồi. Con người ta ai mà chẳng có lỗi; có thể cũng vì chuyện này mà bạn ấy sinh nhậu nhẹt chăng? Bạn ấy đúng là đang ở dưới vũng lầy. Nhưng xin hỏi bạn dung tran bạn có khi nào dang tay ra kéo bạn ấy lên chưa hoặc đã biết có ai dang tay ra mà bạn ấy vẫn không thay đổi chưa mà bạn cho rằng bạn ấy là một người "hết chỗ nói"?.Theo tôi nghĩ phát biểu về một con người thì nên thận trọng vì chỉ mới nghe qua mà đã đánh giá một con người như vậy thì hơi chủ quan.

Bạn ấy đang được bạn Bích Hường giúp đỡ, có lẽ đây là người biết LS rõ nhất nhưng hình như BH chưa than phiền gì bạn ấy cả, như vậy bạn ấy chưa có vấn đề gì.Với trường hợp như vậy tại sao chúng ta không tạo điều kiện giúp đỡ ?

Trường hợp bạn Mai tôi không rõ nhưng có sự giới thiệu của thầy Quýt thì đây là một sự bảo chứng đáng tin cậy.

Trường hợp bạn Tịnh thì hôm qua họp mặt tại cafe cây đa, tôi có thấy bạn ấy. Bạn dung tran cho rằng tại sao các con của bạn ấy không sắm máy cho cha.Tôi thì nghĩ khác, vì nếu con bạn ấy mà sắm được thì đã sắm rồi.Nếu cứ nói vậy thì chắc cả đời chẳng giúp ai được đồng nào. Hoàn cảnh bạn ấy lúc này mà không giúp thì nên giúp lúc nào ?

Nói chung, theo tôi việc chúng ta làm vừa qua hoàn toàn đúng, không có gì phải bận tâm cả .Sự giúp đỡ của chúng ta ngoài vật chất còn mang một ý nghĩa tinh thần lớn lắm vì đã tạo một động lực giúp ba bạn ấy trong cuộc sống và cho anh em chúng ta một niềm tin là bên cạnh chúng ta đang có hàng ngàn bạn đang ở bên chúng ta.

Trị ơi, đã không làm thì thôi, đã làm thì có sai sót. CHSNH thì có hàng ngàn, kẻ xấu thì chắc là không có, vì chẳng có gì ở đây mà xấu với tốt. Nhưng có lẽ có ý đồ gì đó, nhưng chuyện người này nghĩ thế này kẽ kia nghĩ khác là chuyện thường, có gì mà đã mất hết nhiệt tình rồi.

Chị mai ơi! Chưa có gì sao chị vội vàng thế.

Cuối cùng tôi xin lỗi ba bạn đươc nêu trong thư vì như thế này đã xúc phạm các bạn lắm rồi.

Trân trọng
Nguyễn đặng Kỳ
nguyendangkyn@yahoo.com


THƯ TỪ "CON DÂU" CỦA NGUYỄN HOÀNG
Từ EMAIL của Nguyen hoang Ban, bannguyenhoang@yahoo.com.vn

Thân gởi chị Thu Ba-Thủ quỹ của Ban Liên lạc Nguyễn Hoàng Đà Nẵng.
Đồng gửi các anh chị cựu học sinh Nguyễn Hoàng.

Tôi là dâu của Nguyễn Hoàng, mặc dù không cùng sinh hoạt với các anh chị nhưng thường xuyên theo dõi các hoạt động của Nguyễn Hoàng (vì phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động của ông xã). Tôi rất cảm động vì những tình cảm của các anh chị với Thầy cô với bạn bè với ngôi trường thân thương mà đến cái tên cũng chỉ còn trong quá khứ. Ít có một ngôi trường nào có được tập thể thương yêu và gắn bó với nhau như vậy. Vì vậy tôi rất ủng hộ các hoạt động của NH.

Việc giúp đỡ các đồng môn đang gặp khó khăn là việc nên làm để tạo động lực cho các anh chị đó tiếp tục vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tùy vào khả năng chúng ta đóng góp, thậm chí một lời động viên cũng đủ để sưởi ấm những bạn bè kém may mắn hơn mình.
Tôi đã từng gặp và tiếp xúc với anh Sơn-Đà nẵng, lần đó cũng gặp cả cô con gái rất dễ thương của anh năm nay học lớp 12. Hai cha con trò chuyện thân mật và vui vẻ với nhau lắm. Tôi không biết quá khứ của anh Sơn, nhưng tôi cảm nhận ở anh sự chân thành và tự trọng. Anh không hề than vãn hoàn cảnh khó khăn của mình. Vì thế nhân dịp Nguyễn Hoàng vận động giúp đỡ anh Sơn tôi xin gửi 1 triệu đồng nhờ chị Thu Ba chuyển giúp đến anh. Mong muốn đóng góp một phần nhỏ để phụ anh sớm thực hiện được ước mơ của mình.

Những thế hệ đầu của Nguyễn Hoàng dần dần ra đi vì tuổi tác, tập thể cựu HS NH dần ít lại, thì càng phải thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau phải không các anh chị?

Nhờ chị Thu Ba cho xin số tài khoản ngân hàng hoặc địa chỉ của chị để chuyển phần đóng góp của mình

Thân chào,
Một con dâu của Nguyễn Hoàng

Người theo dõi