Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Trung tâm tiếng Anh thiếu nhi của BÍCH HƯỜNG

Tin và ảnh của Nguyễn Khắc Phước


Chiều ngày 28/12/08 Chị Ba và Phước đến thăm Trung Tâm tiếng Anh English4Kids của Bích Hường, bà xã của Bùi Ngọc Ngữ.

Trung Tâm tọa lạc tại địa chỉ 74 Pasteur, Đà Nẵng, thu hút hàng trăm cháu đến học tiếng Anh vào những ngày cuối tuần. Chương trình giảng dạy dựa theo sách giáo khoa và tài liệu nghe nhìn khác của các nước Anh, Mỹ. Các cô giáo đều đã tốt nghiệp đại học, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm tại các trung tâm tiếng Anh thiếu nhi.

Chúng tôi đến Trung tâm vào lúc các cháu đã ra về, tuy nhiên, giám đốc Bích Hường cũng nán lại để tiếp chúng tôi và các cô nhân viên vẫn còn đang làm việc. Bích Hường đã tích cực ũng hộ một số tiền để giúp in ấn Tình Quê. Chị Thu Ba đại diện BBT Tình Quê cám ơn sự quan tâm nhiệt tình của Bích Hường.

Cũng vào chiều hôm đó có họa sĩ Chương, học sinh cũ của cả hai cô giáo Bích Hường và Thu Ba,  từ Sài Gòn về tổ chức đám cưới cho con gái, đã ghé thăm hai cô.


Cũng xin tiết lộ thêm là chúng tôi còn được Bích Hường mời đi "kéo ghế". Hình như cứ gặp Bích Hường là được chiêu đãi và không biết đây là lần thứ mấy nữa.

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc gặp mặt chiều hôm đó.

Các bạn hãy click chuột vào hình để xem rõ hơn.





































Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Họp mặt Nguyễn Hoàng 6471, 29/11/09, Tin và ảnh của Trần Văn Hảo

Các bạn thân mến


Thật tình cờ tối qua chủ nhật 29.11.2009 nhóm Nguyenhoang6471 vui vẻ đón những 4 thành viên của nhóm ở các tỉnh về Saigon cùng một lúc : Đó là Nguyễn Lào/Hà Nguyên Hào từ Đà nẵng vào, Nguyễn Xâm từ Tây Ninh về, Võ Đình Chữ từ Daknong xuống và Lê Hường từ Bà Rịa lên

Đến chia vui có thêm những bạn cựu học sinh Hải lăng bạn cấp 2 của những người bạn 6471 chúng ta như anh Thao, chị Diên, anh Thỏn và cũng hân hạnh đón thêm bạn Trịnh Kỳ một cựu học sinh Hải lăng hiện đang ở Dầu tiếng mà hơn 30 năm chưa gặp.

Về phía 6471 có Trần phong Dũng, Đỗ Quyền, Lê Gai, Lê văn Pháp, Châu Hải Dần, Trần Văn Hảo và Lê Chí Dũng đến sau, đặc biệt có sự hiện diện của Bùi Phước Vĩnh sau hơn 3 tháng điều trị cũng đến tham dự với anh em (dù chưa ăn uống được gì trong buổi tiệc)

Anh em có dịp chia sẽ tình cảm với những bạn ở xa, đồng cảm với bạn Lê Hường trong giai đoạn chẩn bệnh và vui mừng với Bùi phước Vĩnh qua thời gian điều trị.

Bạn Nguyễn Lào cùng bàn với Lê Chí Dũng để định hướng điều trị cho Lê Hường, hôm nay Lê Hường sẽ theo kế hoạch lên Bệnh viện để chẩn đoán dưới sự giúp đỡ của Lê Chí Dũng.

Trong buổi tiệc cũng đón 2 tin vui là anh Châu Hải Dần sẽ tổ chức đám cưới cho con vào ngày chủ nhật 06.12.2009 tại nhà hàng Đông Phương đường Hoàng văn Thụ Tân Bình và anh Võ Đình Chữ cũng tổ chức cho con vào ngày 31.12.2009, các anh tranh thủ đưa thiệp cho bạn bè hiện diện và xin được mời những anh em còn lại tham dự chia vui cùng gia đình (mình rất tiếc để xấp thiệp cưới ở nhà nên thông tin chưa cụ thể, tối về mình sẽ mail lại cho các bạn)

Anh em vui vẻ chuyện trò với nhau mãi đến 21.30 giờ mới tan trong tình lưu luyến.

Xin gởi đến các bạn những tấm hình trong buổi tiệc.

Chúc tất cả vui khoẻ.

Trần văn Hảo



1.Quang cảnh toàn buổi tiệc





2. . Bốn người bạn ở xa mới về : Nguyễn Xâm - Võ Đình Chữ (đứng), Lê Hường- Hà Nguyên Hào (ngồi)







3. Hàng đứng : Chữ, Xâm, Diên, Gai, Trịnh Kỳ, anh Thao

Ngồi : Lê Hường, Lào, Bùi Phước Vĩnh,








6. Đỗ Quyền đang chào anh Thỏn , Võ Đ Chữ, người ngồi góc trái là Trịnh Kỳ





7. Lê Hường đang tâm sự với Hảo, xin gởi lời cảm ơn đến tất cả anh chị em trong nhóm đã quan tâm chia sẽ với Hường





8. Hảo đang động viên Hường





9. Quyền, chị Diên, Gai, Lào




10. anh Thao đang tâm sự với Trịnh Kỳ





11. Hàng đứng : Thỏn, Hường, Vĩnh, Quyền, Gai, Lào, Xâm.

Hàng ngồi : Hảo, Phong Dũng, Thao, Kỳ, Chữ.






12. Quyền đang chào chị Diên




13. Kỳ, Thỏn, Chữ, Dần, Pháp




14. Thao, Kỳ, Thỏn, Chữ





15. Lê Pháp đang tâm sự với Châu Dần, ngồi cạnh là Đình Chữ





16. Xâm, Gai, Quyền, P Dũng, Thao





17. Lê Chí Dũng vào sau chụp chung với anh em





18. Một thằng ở Tây Nguyên (Võ Chữ), một thằng ở Tây Ninh (Nguyễn Xâm) gặp nhau nhưng bạn vẫn réo gọi



Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Đám cưới con của Châu Hải Dần, bài và photo của Trần Văn Hảo

Các bạn thân mến

Tối chủ nhật 06.12.2009, anh em Nguyễn Hoàng 6471 có dịp gặp nhau để chúc mừng cho vợ chồng bạn Châu hải Dần và chúc hạnh phúc cho 2 cháu trong ngày cưới của con trai Châu Nguyên Khoa tại nhà hàng phương Đông Quận Tân Bình

Đến dự có các bạn Phạm Đình Quát, Trần hữu Giáo, Nguyễn Tường, vợ chồng Bùi Phước Vĩnh, vợ chồng Võ Kham, Lê Gai, Bùi Văn Thông, Phạm Văn Cư, Lê văn Pháp, anh Thao (CHS Hải lăng), anh Thức (bạn Giáo/chs Thánh Tâm), Đỗ Quyền

Ngoài ra còn có 1 bàn cựu học sinh Nguyễn hoàng các khối lớp khác và các thân hữu Quảng Trị cũng tham dự chia vui với gia đình

Châu Hải Dần rất vui khi anh em NH6471 đến , bố chú rễ hưng phấn quá lên hát một lúc 2 bài tặng cho tất cả khách trong hôn trường

Xin gởi đến các bạn một số hình ảnh ghi được

Chúc gia đình Châu hải Dần hạnh phúc

Chúc tất cả vui khoẻ

Trần văn Hảo
 

Bấm chuột trái vào hình sẽ xem được hình to và rõ hơn.







Vợ chồng Bùi Phước Vĩnh - Xinh không các bạn?





Châu hải Dần đến chào bàn NH6471 Trong ảnh Quyền đang bắt tay, người ngồi cạnh là anh Thao Hải lăng



Bùi văn Thông từ bàn bên nhảy qua góp vui với Dần và bàn này





Lê Gai & Phạm đình Quát




Phạm Văn Cư thăm hỏi vợ chồng Vĩnh




Những nhân vật chính của buổi tiệc: Cô dâu-chú rễ và cha mẹ hai bên gia đình.



Trần Hữu Giáo và anh Thức chs Thánh tâm Quảng trị





Bùi văn Thông & Nguyễn Tường





Anh chị Võ Kham



Hảo qua thăm hỏi bàn Nguyễn Tường & Võ Kham




Vợ chồng Dần và chú rễ




Vợ chồng 2 thế hệ trong gđ anh Dần đến chúc vui. Người ngồi là vợ Vĩnh và Lê Văn Pháp






Gia đình Châu Hải Dần đến chúc mừng






Nguyễn Tường nâng ly chúc anh em 6471









Chụp chung trước khi ra về (một số đã dọt về trước) , từ trái qua : Bùi văn Thông, Trần hữu Giáo, Lê Ngọc An (Lượm), anh Thức, Phạm Đình Quát, anh Thao, vợ Vĩnh, Nguyễn Tường, Bùi Phước Vĩnh, Đỗ Quyền, Lê Gai, Võ Kham, Lê văn Phát, vợ anh Kham, Mỹ Liên




Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Không chỉ riêng ai, ĐINH QUANG TUYẾT


    
   Bạn nói với tôi: “Lật sách Nguyễn Hoàng toàn nghe tiếng ve, rồi màu hoa Phượng hay thời hoa mộng”, vv và vv. Một bạn nữa lên tiếng: “Học hành gì toàn ‘vất vở bụi tre’, hay đến thăm thầy đau lại lén lấy trái cây nhà thầy, quậy phá tùm lum hèn gì lông bông cả lũ, không tiếng như Quỳnh, chẵng cao như Hường, vv lại vv
     Chao ơi! Biết sao được khi đời học sinh gắn liền tà áo trắng, tiếng ve và hoa phượng đỏ...Bây giờ ai cũng đầu hai thứ tóc chạnh lòng nhớ thời xưa, đó không là một thời hoa mộng là gì? Và biết làm sao khi nghiệp dĩ đã định, “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, không hoang nghịch làm sao “được” mang tiếng đó? Quan trọng hơn nữa là “Chuyện tốt dễ quên, điều sai nhớ mãi” nên xưa mới có câu “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” đó sao. Vì thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt hay đau khổ một thời là học sinh không thể phai nhòa trong trí nhớ, là vô giá đấy bạn ơi! Hôm nay tôi tiếp tục kể một kỷ niệm khó quên của tôi với thầy cố vấn năm học 11C nữa đây. Các bạn có cười hay ý kiến gì gì đi nữa đó cũng là một ký ức rất đẹp của những năm tháng học trò.
     Chúng tôi gọi lén thầy là Jormachel (?) mà thầy trông giống người ca sĩ nổi tiếng nầy thật đấy. Mỗi lần thầy chạy xe ngang qua, tôi lại cả gan thầm thì với lũ bạn: “Xe thồ kìa”, vì sau pót-ba-ga bao giờ cũng quấn dây ruột xe (cao su). Thầy thường kể về quá khứ khổ nhọc đời mình rất tự hào: phải bán trứng lộn kiếm tiền đi học vì nhà nghèo… cốt yếu để động viên, để nhắc nhủ chúng tôi chăm chỉ học hành khi may mắn sinh trưởng trong hoàn cảnh no đủ. Xen lẫn vào bài học English for Today luôn luôn là những câu nói hay, những áng văn học nỗi tiếng nước ngoài có nội dung đấu tranh phản đối phân biệt chủng tộc, đòi hỏi quyền bình đẵng con người hay nỗi trăn trở của thân phận nhược tiểu. Chẳng bao giờ thấy thầy cười có chăng chỉ là cái nhếch môi khinh bạc, nên học trò lại thầm thì: Thầy Đỏ. Chắc các bạn đã đoán thầy là ai rồi chứ gì? Đó chính là Thầy Trần Ngọc Cư.
     Nếu luận bàn về phương pháp dạy ngoại ngữ, về tâm huyết của một người thầy thì chẵng có gì phải bàn, vì thầy vừa giỏi, uyên bác vừa tâm huyết trong trách nhiệm truyền bá kiến thức. Lớp tôi hồi đó nữ nỗi trội hơn Nam về Anh Ngữ, đó là V.T.Quỳnh, Hà thị B.Hường, Thu Trang, Quãng Trung vv. Còn tôi học lực chỉ nằm ở mức trung bình, ít năng nổ hoạt động trong lớp, lại mê văn nghệ, báo chí. Thầy thì cầu toàn trong môn học, luôn muốn học sinh tiếp thu trọn vẹn những gì mình dạy nên những giờ tôi và Thu Vàng nhận giấy gọi tập văn nghệ, y như là nhận luôn ánh nhìn sắc lạnh thiếu thiện cảm của thầy. Để rồi một buổi sáng, sự nghiêm khắc ấy vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của cô học trò thơ dại, suýt bỏ trường bỏ lớp về làm cô bán hàng tạp hóa ở xóm Ga.
     Chuyện xảy từ năm nào mà giờ tôi vẫn còn nhớ như in, buổi sáng ấy khi sắp đến giờ Anh Văn, lục tìm bài tập về nhà đâu chẳng thấy. Chiều hôm trước tôi đã chăm chú làm cho xong để kịp giờ xem ti vi phát vở kịch “ Dưới hai màu áo” của cô Kim Cương, xúc động trước tình tiết éo le bi đát, tôi khóc và thao thức cả đêm nên sáng dậy lật đật thế nào bỏ quên vở ở nhà. Vội vàng tôi ra đón thầy trước cửa lớp xin phép về lấy, thầy nghe xong ôn tồn khoát tay bảo: "Được rồi, em vào lớp đi”. Nhưng sự tình oái ăm thay, kiểm tra có vài ba bạn không làm bài, thầy giận quá đuổi tất cả ra khỏi lớp, không hề nhớ trường hợp cá biệt của tôi. Tức tưởi đứng trước hành lang, thầy Hồ Ngọc Thanh đi qua hỏi: ‘Sao Quang Tuyết đứng đây?” Ôi chao là xấu hỗ, tôi gầm mặt xuống chẳng biết trả lời sao, vừa quê, vừa giận. Lúc nghe tiếng Thầy nói rất to trong lớp:” Những học sinh không làm bài tập về nhà, các cậu thì quân trường đang rộng cửa, còn các cô thì sở Mỹ đang chờ đón các cô…”
     Tai tôi ù lên, không bình tỉnh được nữa, vội đến bên cửa ra dấu M. Diệu chuyền cặp sách ra bye bye các bạn bỏ về, bỏ luôn cả những giờ Anh Văn sau đó.Thầy xem sổ đầu bài thấy tên tôi chỉ vắng giờ thầy dạy nên nhắn nhủ: "Nói với trò Quang Tuyết không học giờ Anh Văn thì hãy nghỉ luôn đừng đến trường nữa” Thế là nổi tự ái vô cùng tiểu thư khiến tôi mất luôn phương hướng bỏ trường, xa lớp về khóc lóc mè nheo ba phải rút hồ sơ học bạ đi học trường khác. Đã lỡ học kỳ nên chẳng trường nào nhận, thôi thì nghỉ ở nhà nằm chèo queo, càng nhớ bạn bè, càng giận thầy. Suốt mấy tháng trời như thế, phụ bán hàng với mạ mà lòng thì cứ thẫn thờ. Một buổi trưa thầy Hoàng Thế Hiệp lên nhà gọi tôi ra phân tích và nhắn nhủ lại lời khuyên của thầy Cư rồi hỏi :” Em có muốn đi học trở lại không? (Sao lại không nhỉ?) Thầy Cư và thầy sẽ đứng ra trước Hội Đồng Giáo Sư xin bảo lãnh cho em được vào học lạị…” Mọi việc sau đó đã được giải quyết tốt đẹp, tôi trở về với sách vở với một niềm hân hoan khó tả. Cũng từ đó thầy lưu tâm đến cô học trò ngang ngạnh hơn và cố giúp tôi theo kịp chương trình cùng các bạn, nhưng tiếc thay khi thầy trò cảm thông được nhau, khi tôi cố gắng đêm ngày ôn luyện để thể hiện quyết tâm mình thì chiến sự 1972 bùng nổ, Quảng Trị cùng ngôi trường xưa tan nát, tôi cùng GĐ vào Đà Nẵng, tâm trạng hụt hẫng nên bỏ bê sách vở sau kỳ thi Bán Phần. Thời gian trôi đi, nghe tin năm đó thầy qua Mỹ và định cư luôn. Cho đến một ngày quả đất xoay tròn sao thật hay, thầy trò hội ngộ ở quán Rất Huế của Nguyễn Đặng Mừng, Thầy vẫn trẻ, khỏe nhưng không còn nghiêm khắc như trước, nụ cười luôn tươi tắn cởi mở trên môi, còn đọc thơ cho chúng tôi nghe, cùng chúng tôi hát hò tâm sự rất gần gũi. Chuyện ngày ấy bây giờ nhắc lại là một kỷ niệm khó phai, thầy bảo đó là sự vấp ngã vì lòng hiếu thắng tuổi trẻ của cả thầy lẫn trò, nhưng trong suy nghĩ riêng tư tôi biết mình nông nổi nên cạn nghĩ…
     Thời gian qua đi, chưa kịp về thăm lại quê hương như lời hứa cùng học trò cũ thì thầy hở van tim phải vào bệnh viện, chúng tôi bên nầy lo lắng theo dõi tình trạng sức khỏe thầy qua email, cầu mong thầy qua khỏi và chóng bình phục. Trái tim mạnh mẽ ấy đã hồi sinh và đập những nhịp yêu đời hơn. Hình ảnh thầy đứng dưới hàng cây Phượng Tím xứ người, trông thật cô đơn nhưng vẫn toát lên vẽ cứng cõi lạ thường. Thi thoảng hộp thư mail của "old NH lại có bài dịch những câu chuyện có tính chất nhân văn, hay những bài thơ ca nỗi tiếng như nhắn nhũ nỗi niềm người xa xứ. Qua email, chúng tôi biết trái tim ấy chưa hề khuất phục hoàn cảnh, chưa mõi mệt vì thời gian, trái tim ấy vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo và chuyển lưu những dòng máu đỏ cho sư tồn sinh, và luôn hướng về quê hương thân yêu. Chắc chắn rằng trong trái tim ấy có đóa hoa hồng ngày về, có lũ học trò ngu ngơ chúng tôi của một thời Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Một khoảng ký ức không bao giờ quên…không chỉ riêng ai.




ĐINH QUANG TUYẾT



Đinh Quang Tuyết




ĐỌC TIẾP

NGÀN THU ÁO TÍM
Lửa Nguyễn Hoàng vẫn cháy

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

NGÀN THU ÁO TÍM, Đinh Quang Tuyết

Ngàn thu áo tím





Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím


Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến


Chiều xuống áo tím thường thiết tha


Bước trên đường gấm hoa, ngắm mây chiều thướt tha…






Mỗi lần nghe bài hát nầy, tôi lại liên tưởng đến một người con gái xứ Huế, rất đổi dịu dàng với mái tóc dài ngang lưng, yêu màu tím nhưng chẳng kém nghiêm trang khi đứng trên bục giảng. Trông như đóa hoa sim mộc mạc giữa rừng hoa lá hoang dại. Đó là cô Võ thị Hồng, giáo sư phụ trách môn văn, cũng là giáo sư cố vấn lớp 10C của chúng tôi ngày xưa .


Cô ơi! Từ hình ảnh của cô mà chúng em đã bí mật thành hình nhóm thơ Áo Tím gồm Khương, T.Vân (Mây xanh) M.Diệu và Quang Tuyết (Tử Y Vân), nhưng chỉ xây dựng trên danh nghĩa thế thôi, còn thơ thì mới thẩn chưa dám công khai một bài nào ngoài nhóm, chỉ có bốn tà áo dài sim chín xuất hiện điệu đàng trên phố mỗi chiều chủ nhật .


Thời gian đầu năm lớp 10, em cực ghét môn Văn, vì thích và quen văn tả cảnh đầy màu sắc bay bổng tưởng tượng, giờ chuyển sang văn nghị luận luân lý, rồi còn phản đề, nghịch đề… Nhưng em dần bị chinh phục từ cách dạy đầy cuốn hút cùng giọng giảng êm dịu của cô nên lại yêu thích môn văn như trước. Thích nhất là giờ thuyết trình, lớp được chia thành từng nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi, làm những bài thuyết trình và học trò luân phiên trở thành những thuyết trình viên, công tố viên hay luật sư bào chữa cho những số phận nghiệt ngã trong tác phẩm văn học của nhóm Tự Lực Văn Đoàn: Đoạn Tuyệt, Nửa Chừng Xuân, Gánh Hàng Hoa…..


Những lúc ấy không khí lớp thật sôi nổi, và ai cũng lâng lâng với cảm giác tự hào như vừa đấu tranh thành công cho người yếu thế, hàm oan, như vừa hoàn thành một nghĩa vụ rất cao cả: góp phần thay đổi những lề lối cổ hủ của xã hội.


Thuở ấy em không dám gần gũi cô như một số bạn trong lớp, vì cứ mang cảm giác là cầu thân, là nịnh bợ, mãi sau nầy gặp lại, khi tóc cả cô lẫn trò đã pha màu sương tuyết, và hàng rào Tôn Sư có lẽ nhẹ nhàng đi, tình cảm cô trò mới tự nhiên thân mật. Cô trong lòng em không còn là cô giáo nghiêm trang xa cách với những kiến thức giáo khoa, mà hiện thân như một người mẹ, người chị cả bao dung, dịu dàng, luôn quan tâm hỏi han dù chúng em đã thành những ông, bà chủ gia đình. Căn nhà yên tĩnh ở hẻm Huỳnh Đình Hai cho chúng em có những giây phút ấm nồng vô cùng quý giá, bỏ lại sau lưng những lọc lừa thế tục, khói bụi ồn ào của thời hiện đại.


Không vui sướng nào bằng thỉnh thoảng được cô đích thân vào bếp thết đãi các cô cậu học trò cũ những món ăn Huế rất ngon. Bích Hường ở Đà Nẵng phải ấm ức ghê gớm khi nhận được những cú điện thọai í ới từ bạn bè kể về món ăn đang bốc khói ngay tại nhà cô dù bạn ấy đã từng nhiều lần được cô “săn sóc” lúc gia đình cô chưa chuyển vào Sài Gòn (các bạn thấy B.Hường ích kỷ ghê chưa? Chỉ muốn dành cô cho riêng mình thôi). Nhớ nhất là món ruốc sả ăn với cơm nóng, chao ôi là tuyệt vời. Trị có vẻ khoái khẩu nhất ăn liên tù tì, cô còn vui vẻ khuyến khích ghé nhà cô ngày một để ăn kia đấy. Còn tôi thì ra chợ mua về tự làm, mấy đứa con trong nhà tấm tắc khen nhưng không hiểu sao em ăn vẫn thấy không ngon bằng mùi vị ruốc sả do chính cô làm đó cô ơi! Sau nầy thấy cô không được khỏe nên cả nhóm bảo nhỏ nhau đừng” Mè nheo” cô nữa, để cô nghỉ ngơi, nhưng hương vị của những món ăn ấy đứa nào cũng nhớ.


Không phải đứng trên bục giảng mới là cô giáo. Cô vẫn đang tiếp tục dạy chúng em bài học đạo đức từ cách sống thường ngày một cách dung dị, tự nhiên


Đó là chữ Hiếu Đạo: Cô chăm sóc hai người mẹ già rất chu đáo dù sức khỏe của mình đang có vấn đề, lúc nào em cũng thấy cô nhẹ nhàng, vui vẻ trước những tính khí thất thường, biểu hiện tâm lý của người già. Đến ngày mẹ ruột cô ra đi, em thấy cô buồn và xanh xao hẳn, lòng lo lắng sợ cô suy sụp, nhưng dường như chữ Hiếu cho cô thêm sức mạnh để tiếp tục hoàn thành trách nhiệm người dâu hiền: Bà Nội đang cần bàn tay chăm sóc của cô...


Đó là chữ Nghĩa tình: Thầy và cô cho em cảm nhận được ý nghĩa của hai từ Tri âm, Tri Kỷ .


Một gia đình Hạnh Phúc chắc chắn phải có bàn tay vén khéo của một người vợ hiền lành đảm đang. Quà thầy cô tặng chúng em là những món quà vô cùng giá trị về tinh thần: bức Thư Pháp do chính thầy viết, cô dán lên khung. Mỗi câu, mỗi chữ nhắc nhở chúng em luôn sống bằng Tâm Thiện, đó là cách dạy gián tiếp của một người thầy tâm huyết ở mọi góc cạnh hoàn cảnh cuộc đời.


Thời gian có dài bao lâu, tuổi đời có già bao nhiêu em vẫn mong cô thật khỏe bên cạnh chúng em, những “old Nguyễn Hoàng” bây giờ mãi mãi là những cô cậu học sinh 10C của cô giáo Võ Thị Hồng.Tiếng cười trong sáng khi quây quần bên cô đem lại chúng em cả một trời kỷ niệm về tuổi thơ đã qua đi và trong ký ức mỗi người cô vẫn như xưa, dịu dàng trong tà áo tím đang say sưa giảng bài trên bục giảng. Cô ơi! Mãi mãi cô là đóa hoa sim mộc mạc trong lòng em.






Đinh Quang Tuyết

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

PHÁT BIỂU CHÚC MỪNG THẦY CÔ NHÂN NGÀY 20/11, Nguyễn Văn Trị

Vào ngày Nhà Giáo Việt Nam, 20/11/2008, để tỏ lòng biết ơn thầy cô, một nhóm học sinh Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn đã họp mặt và mời một số thầy cô giáo đên dự . Sau đây là bài diễn văn của anh Nguyên văn Trị, đại diện học sinh Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn  đã đọc vào dịp nói trên.




Thưa các Thầy Cô cựu giáo sư Trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị kính yêu,


Thật là một niềm hạnh phúc lớn lao cho chúng em khi năm nay ngày Hiến chương nhà Giáo Việt Nam, 20/11 lại đến. Nếu tính từ năm trường Nguyễn Hoàng được thành lập (1951) đến nay, thì thế hệ học sinh đầu đàn được học với thầy cô đã ngót nghét 60 năm, và thế hệ trẻ nhất cũng gần 35 năm! Khoảng thời gian dài như vòng đời của một con nguời đủ để khẳng định sự bền vững của tình thầy trò chúng ta qua những thử thách của cuộc sống. Tình cảm rất Nguyễn Hoàng này thật là cao quý và thân thương và chúng ta ai cũng có nghĩa vụ gìn giữ như là một giá trị tinh thần cốt lõi, nhất là khi ngôi trường không còn nữa .

"Thầy như Cha, Cô như Mẹ". Càng lớn chúng em mới thấu hiểu ý nghiã sâu sắc của câu ví von này - Quả thật trong xã hội Việt Nam ta vai trò của người Thầy vô cùng quan trọng và cao quý. Tục ngữ có câu "cơm cha, áo mẹ, chữ thầy" để nêu bật ảnh hưởng quan trọng của nhà giáo dục trong sự hình thành nhân cách và phát triển của học sinh. Trong tiền đồ vận mệnh của đất nước cũng có một phần không nhỏ trách nhiệm của nhà giáo "lương sư hưng quốc". Cho dù hiện nay cuộc sống với một số mặt khó khăn về vật chất trong một góc độ nào đó làm suy giảm phần nào hình ảnh cao quý của người thầy, nhưng trong lòng chúng em- những cựu học sinh Nguyễn Hoàng- các thầy cô giáo luôn mãi là tấm gương sáng, cao quý và đẹp đẽ.

Thưa Thầy cô quý mến,


Mỗi năm cứ đến gần ngày Nhà Giáo VN, nhìn con trẻ cặm cụi vẻ tranh, làm thiệp, tập dợt ca múa để tặng thầy cô giáo lòng chúng em lại xao xuyến nhớ đến các Thầy Cô cũ của thời trẻ thơ cắp sách đi học. Chúng em không chỉ nhớ các Thầy cô trường Nguyễn Hoàng mà còn nghĩ đến những thầy cô đã dạy chúng em từ thời mẫu giáo, tiểu học, rồi bậc đại học...Mỗi thầy cô có một tính cách, một sở thích, một lối sống riêng, nhưng tất cả đều cùng mẫu số chung là người mang sứ mệnh truyền đạt kiến thức và dạy dỗ học trò của mình nên người hữu dụng.

Khi nghĩ về Thầy cô lòng chúng em ấm lại với bao kỷ niệm thân thương của một thời làm học sinh vô tư lự. Cơm cha -áo mẹ - chữ thầy. Hàng ngày chúng em cứ việc cắp sách đến trường, học với thầy, chơi với bạn... Rồi thời gian trôi qua như bóng câu qua cửa sổ. Mới đây mà đã một đời người, bạn TH Nguyên, một trò ngoan,giỏi của quý thầy cô - người đã mãi mãi chia xa chúng ta, đã ghi mấy lời tâm tình trong nhật ký: " Thời tôi còn là học sinh trung học cũng là thời chiến tranh. Chiến sự xảy ra ác liệt. Bạn cùng lớp còn lại mấy chục. Thầy cô cũng còn được vài người. Ở tuổi tóc học sinh cũng đã bạc, thầy trò gần gũi nhau hơn, không còn những khoảng cách như ngày trước. Gặp mặt chắc là vui lắm. Tôi ước mình có mặt trong những ngày hội như thế ".

Đúng vậy, thầy trò chúng ta đi qua một cuộc chiến tranh đã mấy mươi năm mà ngỡ như giấc mơ. Nhà cửa, phố xá, trường ốc tan hoang. Thương hải biến vi tang điền (Biển xanh biến thành ruộng dâu), mái trường xưa chỉ tồn tại trong ký ức. Hôm nay Thầy trò chúng ta may mắn tồn tại và còn cơ hội thăm viếng gặp gỡ nhau, nhưng vẫn thấy chút nào trống vắng và chạnh lòng khi quanh ta còn thiếu bao nhiêu là thầy cô và bạn bè thân mến. Một số thầy cô cao tuổi đã cởi hạc về trời, người thì đang bệnh, học trò kẻ bám trụ quê nhà, kẻ bôn ba tứ xứ,và buồn hơn là có một số người mãi mãi chỉ còn trong ký ức của bạn bè...

Thưa thầy cô kính yêu, tục ngữ nước ta có câu: "không thầy đố mày làm nên". Thật đúng vậy: Những gì chúng em có được ngày hôm nay từ đời sống vật chất lẫn tinh thần, cũng nhờ một phần không nhỏ sự dạy dỗ ngày xưa của quý thầy cô để ra hoa kết trái trở thành chân giá trị bền vững giúp cho chúng em đương đầu và trụ vững trước bao nhiêu cơn sóng gió của cuộc đời.


Carl Jung (1895-1961), một nhà tư tưởng lớn phương Tây có một câu nói mà em rất tâm đắc xin được chia sẻ với Thầy cô và các bạn: "Một tấm lòng hòa ái cảm thông là điều cốt lõi ở một người thầy… Sau này khi ra đời và nhìn lại, ta đánh giá cao những thầy cô thông thái, nhưng ta lại biết ơn những thầy cô đã làm cho ta lòng ta rung động.Giáo trình là nguyên liệu cần thiết ở một mức độ nào đó, nhưng sự nồng nàn của thầy cô mới là chất liệu ươm trồng cho mầm non đang lên và cho tâm hồn đứa trẻ.”

Và em cũng xin thay mặt các anh chị đồng môn Nguyễn Hoàng xin gởi đến quý thầy cô lời tri ân chân thành nhất nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam. Mong sức khỏe, sự thanh thản và niềm hoan lạc đến với quý thầy cô, những người đã hoàn thành xuất sắc phần việc của minh trên cuộc đời này và có quyền được thanh thản để tận hưởng niềm vui sống.

Xin gởi đến Thầy Cô thay bó hoa tuơi thắm nhân ngày 20/11 một câu đối hay em sưu tầm được:

" ĐỨC SÁNG HẠT GIEO NGỜI PHẨM HẠNH


TÂM LÀNH QUẢ GẶT NGÁT SẮC HUƠNG"

Nguyễn Văn Trị,
CHSNH niên khoá 1966-72



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Tổng kết các đợt cứu trợ Sài Gòn-Quảng Trị

1.From CHS NH Đinh thị Quang Tuyết


 Các anh chị em old Nguyễn Hoàng và các bạn 10C thân mến ơi! Sáng nay nhận được tin báo của anh Trị nhà miềng là có anh Hiếu hsNH Niên Khóa 64-71. Hiện đang công tác tại Quảng Trị, đã xúc động trước hoàn cảnh khó khăn của gđ bạn Lê Đăng Châm, khi đọc bài Lục Bình trôi của Đăng Mừng trên trang Trung Học NH.


Anh đã có nghĩa cử rất Nguyễn Hoàng là cùng chia sẻ với chúng ta, góp vào quỷ " Sửa mái ấm" cho bạn L.Đ.C

500.000$. Vậy là quỷ giúp bạn đã hơn 11 triêu rồi. QT tin quý vị biết để cùng vui và tin rằng sẽ có nhiều người cảm nhận được và góp tay chung lòng để Châm sớm có mái nhà đúng nghĩa là tổ ấm.

Thay mặt các bạn lớp 10C nói chung, bạn Lê Đăng Châm nói riêng xin chân thành kính cám ơn anh Hiếu. Kính chúc anh và GĐ sức khỏe, may mắn và hạnh Phúc

CHS NH Đinh thị Quang Tuyết



--- On Sat, 11/14/09, nv tri wrote:


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Sức khỏe là vàng, NGUYỄN VĂN TRỊ

BÀI ĐÃ ĐĂNG:
Thư của NV TRỊ



Thưa Thầy Cô & Bằng hữu gần xa,

Gió heo may đã về... dù ta có mong hay không mong rôi cũng có ngày người khách không đươc mời này sẽ đến? anh chàng ấy là ai? xin thưa là Tuổi Già. hay là dấu hiệu của tuổi già.

Vậy thì làm gì với người khách khó chịu này?

Xin đọc các bí quyết giữ gìn sức khỏe ,phòng ngừa bệnh tật dưới đây, đơn giàn nhưng hiệu quả, có thể mọi nguời đã biết nhưng chùng có nhiều nguời chưa biết, thôi thì đọc lại cũng chẵng mất chi, chỉ có lợi mà thôi.

Chúc Thầy cô ace NH cuối tuần vui vẻ, khỏe mạnh và xin nhớ câu nói vui này:
" Đừng bao giờ đi họp mặt Nguyễn Hoàng một mình". nhớ rũ rê thêm bạn cùng
đi nhé.

Mõ trường Nguyễn Văn Trị

Coi Chừng Sức Khoẻ

Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.
1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở
Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).
Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí.
Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).
Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.
3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
Lý do: có thể là do huyết áp thấp.
Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.

Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong.

Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.
4- Nước tiểu rò rỉ
Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu
đường.
Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan
5- Đầu đau như búa bổ
Lý do: có thể là do xuất huyết não
Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não.

Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trườnghợp sau này phải đi bệnh viện gấp.
6- Mắt bị sưng vù
Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).
Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.
7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)
Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩn
Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.
8- Tự nhiên giảm sút ký
Lý do: có thể là do ung thư.
Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.
9- Đột nhiên đau háng
Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn
Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng.

Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ.. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.
10 - Đau nhói gan bàn chân
Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .
Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.
11- Vết thâm tím mãi không tan
Điều gì xẩy ra: bệnh tiểu đường.
Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.
12 - Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la
Điều gì sẽ xẩy ra: viêm lợi.
Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.
13 - Vòng eo rộng 42 inch
Điều gì sẽ xẩy ra: bất lực.
Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.
14 - Mắt thoáng không thấy gì –
chỉ trong một giây
Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).
Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất.
Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.
15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)
Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina).
Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome).
Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.
16 - Đau lưng nhiều
Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm).
Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi.
Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể.

Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn - là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.
17- Ngồi lâu trên ghế không yên
Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng.
Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới.. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.
18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp
Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn.
Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.
19 - Tay bị run khi tập thể dục
Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.
Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.
20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng
Lý do: do bạn đã quá chén.
Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục…
Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.
21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân
Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).
Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì.

Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.
22 - Đau như cắt ở bụng
Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng.
Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.
Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.
23- Cẳng chân bị đau và sưng to
Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis
–DVT).
Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng.

Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach.
Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.
24 - Tiểu tiện bị đau
Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).
Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất.
Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên (Theo "24 warning signs you cannot afford to ignore").
Nguyen Van Tri
MỜI ĐỌC TIẾP:
Tổng kết cứu trợ
Diễn Văn 20/11/08
Thăm Lê Đăng Châm

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Cà phê Nguyễn Hoàng Sài Gòn, 31-10-09, TRẦN VĂN HẢO

Thưa quý thầy cô và các anh chị em Nguyễn Hoàng thân mến,


Sáng nay thứ bảy 31 tháng 10 năm 2009, anh chị em cựu học sinh Nguyễn Hoàng lại cùng nhau về quán café Cây Đa trong công viên Lê Thị Riêng để gặp nhau ăn sáng, chuyện trò, và cùng bàn với nhau về những sinh hoạt của anh em trong thời gian qua cũng như những dự tính trong thời gian tới.


Đặc biệt hôm nay có cô Phan Ngọc Lan, giáo sư Sinh vật đệ nhị cấp của Trường và thầy Nguyễn Ngọc Cư cũng đến để chung vui cùng học trò các lứa, ngoài ra chúng tôi thấy có :


* Các anh chị mới đến lần đầu như : anh Lê Thanh Xuân học sinh khối đệ Tứ niên khóa 59-60, anh Nguyễn Xiễn hs khối đệ tứ/nk 59-60, anh Nguyễn Đặng Hạnh hs khối đệ nhị/nk 64-65, vợ chồng anh Lê quang Lượng hs khối lớp 9/nk 71-72, chị Lương Thị Ngọc Sâm hs khối lớp 10/nk 71-72.


* Các anh trong ban liên lạc cũ như anh Võ Cẩm và anh Ngô Hướng
* Có 2 bạn ở xa nhưng cũng về tham gia đều với café Cây Đa hàng tháng là Võ Đình Đoan NH6471 hiện ở Tiền Giang và Trần hữu Giáo NH6471 hiện ở Xuân lộc Đồng nai.


* Tổng số các anh chị em tham dự hôm nay được 38 người.

Sau phần giới thiệu, Trưởng ban Trị đã thông tin về những hoạt động trong tháng qua, chủ yếu là công tác cứu trợ gia đình các cựu học sinh Nguyễn Hoàng gặp khó khăn sau cơn bão số 9 tại quê nhà : Tổng số tiền mà các bạn CHS Nguyễn Hoàng (trong và ngoài nước) góp được 62.075.000 đ, đã gởi ra Quảng trị cứu trợ 57.547.000 đ, tồn 4.537.000 đ, chi tiết cụ thể đã được Thủ quỹ Bích và Trưởng ban Trị thông tin trên blog của trường.


Anh Trị cũng thông tin trong tháng qua có thăm điếu ba anh Trần Thừa một cựu hs Nguyễn Hoàng vừa mất.


Chị Bích Thủ quỹ cũng tranh thủ báo cáo thu chi quỹ sinh hoạt cuả Ban liên lạc (BLL), tính đến 9.30 giờ sáng nay quỹ còn tồn 14.550.000 đ. Qua đó anh Nguyễn Đăng Kỳ Phó ban liên lạc trãi bày tâm tư qua các kỳ sinh hoạt trong Ban liên lạc CHS Nguyễn Hoàng mấy năm qua, khó khăn lớn nhất là "tiền", thu không bù chi vì tứ thân phụ mẫu của anh chị em chúng ta lần lượt qua đời nhiều quá, mà nguồn thu của chúng ta có hạn, đó là chưa kể các trường hợp bệnh hoạn, ốm đau trong khi nguồn thu qua các kỳ đại hội thường lỗ, anh em trong Ban liên lạc thường chia nhau bù lỗ!!! thiệt cực, do đó anh Kỳ đề nghị mỗi kỳ sinh hoạt mong anh chị em tự giác góp chút ít gọi là để gây quỹ cho Ban liên lạc hoạt động (nhưng không có nghĩa nếu anh em không có tiền đóng góp thì không đến sinh hoạt).


Sau lời kêu gọi, một số anh chị em thể hiện liền, tham gia đóng góp cho Ban liên lạc để hoạt động, số cụ thể sẽ được thủ quỹ thông báo sau. Anh Trị cũng gợi ý cho biết Tết này BLL sẽ tổ chức bán đấu giá kỷ vật của thầy Hiệu trưởng Thái Mộng Hùng (nhờ anh Thái Hoàng Nam con trai thầy Hùng biếu), một số tác phẩm của một vài thành viên trong CHS Nguyễn Hoàng để lấy tiền gây quỹ hoạt động và lập quỹ học bổng Thái Mộng Hùng cho con em học sinh nghèo.

Vấn đề cơ cấu ban liên lạc cũng được đưa ra bàn luận, nhất là sử dụng ban cố vấn, một số ý của anh chị không nên nhờ quý thầy làm cố vấn vì quý thầy bây giờ đã già, hơn nữa chúng ta cũng không còn trẻ (trên 50 cả rồi), đưa quý thầy vào chỉ làm khổ
quý thầy, nhưng cũng có ý kiến chúng ta còn phải tiếp thu kinh nghiệm của Thầy Bảo nhiều,  nên mời thầy Bảo làm cố vấn. Sau một hồi bàn luận, cuối cùng BLL thống nhất mời thầy Bảo vào làm Cố vấn cho BLL . Ngoài ra BLL còn một số thành viên phụ trách các ban Báo chí, Văn nghệ, Tiếp tân, Thông tin, ... và một số thành viên đại diện cho BLL ở các khu vực quận, huyện. Trưởng ban mới xướng tên và mời các anh chị em tham gia, có lẽ đến kỳ họp mặt đầu năm mới ra mắt luôn thể, bây giờ mong các anh chị em có tên cố gắng chia sẻ trách nhiệm với BLL.


Buổi họp mặt diễn ra vui vẻ và anh chị em tiễn nhau lúc 10.40 giờ.

Gởi đến quý thầy cô và anh chị em một số hình ghi được.

Kính chúc quý thầy cô và các anh chị em vui khỏe, luôn sát cánh với nhau để thắt chặt tình thân.


Trần Văn Hảo 







                                  Chị Xuân, chị Khê, chị Sâm NH đệ nhị 67-68









   Anh Nguyễn Đăng Hạnh NH, đệ nhị / 65-66 và Trần Thị Minh Diệu, đệ nhị / 71-72.







       Trần Thị Mỹ Liên 12c /71-72 và Trần hửu Giáo 12a2 /70-71.






    Nguyễn Tường và Trần Hửu Giáo (NH6471) đang thăm hỏi cô Lan.



      Anh Nguyễn Xiển, đệ tứ /59-60, anh Lê Văn Lý, đệ nhất/68-69.











          Anh Dương Tường làm gì mà bậm môi vậy!









      Hai anh  Nguyễn Trọng và Lê Quang Đức đang đọc thơ của Nguyễn Tường.







Nguyễn Tường đang giao lưu với anh Lê Thanh Xuân (góc trái), anh Nguyễn Xiển, anh Lê Văn Lý, và anh Nguyễn Đăng kỳ (góc phải).







     Trưởng ban Trị đang hỏi han Nguyễn Đăng Mừng và Nguyễn Tường.









      Anh Lê Ngọc Phái, chị Trần Thị Minh Diệu, chị Cao Thị Yến.









      Phạm Đình Quát & Ngô Hướng ( NH6471)









        NH6471 chụp chung với cô Phan Ngọc Lan
Từ trái qua : Nguyễn Tường, Lê bá Lư, Võ Đình Đoan, Trần Hữu Giáo, cô Phan Ngọc Lan, Trần Lộc, Trần văn Hảo, Ngô Hướng, Phạm Đình Quát


Bài và ảnh : Trần Văn Hảo












Người theo dõi