Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Thầy Lê Hữu Thăng: Thảo luận về chương trình học bổng

Thân gởi : Anh Chị Em/CHS-NH


(Nhóm thảo luận về chương trình học bổng giúp học sinh Quảng Trị)

Các bạn thân mến,

Tôi rất hoan nghênh và tán trợ những ưu tư, suy nghĩ cũng như những việc làm của các Anh Chị Em trong thời gian vừa qua để hỗ trợ các học sinh Quảng Trị vượt khó khăn được tiếp tục học tập.

Chính quyền, xã hội và mỗi một chúng ta đều ý thức tầm mức quan trọng cần phải có một kế sách xây dựng một thế hệ trẻ có tri thức và nghiệp vụ chuyên môn để đóng góp hữu hiệu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của quê hương.

Ngày xưa, ông bà chúng ta vì quan tâm đến sự nghiệp THỤ NHÂN (trồng người) đã rước Thầy về nhà dạy học cho con. Nhà vua có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, tuyển chọn người TÀI+ĐỨC để giúp nước.

Qua những đề xuất của vài bạn NH được nhiều anh chị em nhiệt tình hưởng ứng, bấy lâu từ trong nước đến hải ngoại, chúng ta đã chuyển về cho chương trình học bổng ước tính gần 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, chương trình hỗ trợ trên, hoạt động qua nhóm, qua cá nhân không có thông tin hay phối hợp, nên có những trùng lặp (như Trường PHTH Thị xã QTrị-tiền thân Trường NH-nhận được nhiều lần trợ cấp)

Chương trình học bổng sẽ còn dài dài và với hoàn cảnh của quê hương chúng ta, nhu cầu giúp học sinh và sinh viên cũng phải hơn 50 năm nữa. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ hãy tìm ra một MÔ HÌNH, KẾ SÁCH để việc trợ giúp hs, sv được hữu hiệu, tác dụng tích cực và cũng tạo niềm tin với các Mạnh thường quân.



Tôi xin GÓP Ý với các bạn, để (có thể) chúng ta cùng thảo luận, trao đổi.



A.- BỐI CẢNH XÃ HỘI

Vào thập niên 50, (xin lấy thế hệ chúng tôi làm nhân chứng thiết thực), cả tỉnh QTrị chỉ có 1 trường Trung hoc Đệ Nhất cấp duy nhất.Tất cả học sinh tiểu học sau khi thi đậu Tiểu học đều phải thi vào Nguyễn Hoàng .

Thời buổi đó kinh tế rất khó khăn, anh em chúng tôi phải đi bộ từ nhà đến trường khỏang 5-8 km là chuyện thường tình. Lúc bấy giờ, học sinh làm gì có xe đạp. Cha đi làm từ nhà quê lên tỉnh cũng đi bộ thôi. Không có sách giáo khoa (đi mượn bạn bè lớp trên), chủ yếu là nghe lời giảng của thầy cô tại lớp.

Thế mà năm 1955, khỏang 35 sĩ tử vào thi trung học tại Huế, đổ 100%.

Như vậy, thế hệ chúng tôi, chỉ biết ăn cơm nhà, mang thêm một gói cơm để trong “mo cau+muối mè” qua 4 năm trung học.

Vậy, thế hệ chúng tôi không có học bổng, kham khổ cũng học hành được.

Hôm nay, thế hệ cháu chúng tôi, con các Anh Chị ở thôn quê .Cuộc sống của cha mẹ đã khá hơn nhiều, có khả năng cung ứng các dịch vụ nhu cầu cho con em/hs (Chỉ có thiểu số 5% , cha mẹ quá nghèo).

Học sinh đều có xe đạp 100%.

Trường trung học cấp 2 xã nào cũng có.

Trường trung học cấp 3, Quận, Huyện nào cũng có (có nơi có 2 trường cấp 3)

Vậy, cự ly từ nhà dến trương khoảng 2 km đến 3 km.

Từ những số liệu và dẫn chứng trên, tôi muốn lý luận: nhu cầu học bổng của học sinh trung học hiện nay chưa phải thiết yếu lắm.

(Nếu năm khi mười họa, một cơn gió thoảng nào đó, có một phái đoàn đến cấp học bổng . Phái đoàn đó đi luôn, không bao giờ tái ngộ hay vài ba năm mới trở lại. Tiền học bổng chẳng khác gì một món quà tặng và một số học sinh đã sử dụng:30% chiêu đãi mấy thằng bạn cùng lớp cà phê, thuốc lá + 30% may một bộ áo quần cho đẹp và 40% báo cáo với cha mẹ để mua sách vở.

Một vài nữ sinh thiết thực có báo cáo cha mẹ, nhưng chủ yếu cũng dành để may áo quần.

Trường PTTH Thị xã QTrị-tiền thân là Trường NH- mấy năm gần đây được cấp phát học bổng đều đều. Một số anh chị em nghĩ rằng nơi đây còn con cháu CHS/NH đang học nên ưu tiên chăng?

Nhưng, theo tôi, học sinh trường này là con dân Thị xã QTrị có điều kiện kinh tế cao hơn các hs các trường Quận, Huyện.

(Qua kinh nghiệm, tôi đã 2 lần 1998 và 1999, gởi tiền về với chương trình học bổng và có một kết quả thăm dò như trên, có thể đạt 50% )



B.- NHU CẦU CỦA SINH VIÊN.-

Sinh viên có những nhu cầu cần đáp ứng:

1.-Sinh viên phải vào Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sai Gòn để học. Do do cần có TIỀN để trang trải mọi nhu cầu. MỘT THÁNG cần phải có:

a.-Tiền phòng trọ: 150.000 đ-200.000 đ

b.-Tiền ăn : 300.000 đ-400.000 đ (ăn kham khổ)

c.-Tiền sách, linh tinh:100.000 đ.

2.-Khả nắng đáp ứng của cha mẹ.

Xin các bạn làm một tour về làng, xem giới phụ huynh có con thi đậu vào đại học tình huống như thế nào:

- Mừng vì con đã đậu vào đại học sau 7 năm hành trình khó nhọc với con.

- Nỗi lo lắng: trong mấy sào ruộng+con heo…làm sao để có khoảng 500.000 đ/mỗi tháng để hỗ trợ cho con.

- Vay ngân hàng ư? Khó khăn lắm, nhất là năm thứ I.

- Đi vay tiền “nóng” ở làng hay “bán lúa non” với giá cắt cổ.

(Vì thế, ở làng, phụ huynh không khuyến khích con em thi vào y khoa, dài đường, tốn kém, không kham nỗi)

Do đó, tôi đề nghị các bạn, suy xét giúp đỡ sinh viên thiết thực hơn.

Học sinh tiểu học và trung học do địa phương quản lý và có trách nhiệm ( Họ bị cấp trên khiển trách nếu học sinh bỏ học.)

Sinh viên thì tự túc hoàn toàn.

Chỉ cần “đầu tư”4 năm thôi, QTrị có một nhân tài.



C.- SUY NGHĨ,THẢO LUẬN ĐỂ CÓ MỘT PHƯƠNG HƯƠNG, MỘT DANH XƯNG LÂU DÀI.

Như trên, tôi đã trình bày, chương trình học bổng sẽ tồn tại với nhu cầu và thời gian dù QTrị hay VN có tiến đến giai đoạn phồn vinh như Âu châu và Hoa kỳ hiện nay…!!

Vậy:

1.-Chúng ta thử nghiệm và đi tìm một “mô hình” tổ chức để thích hơp với giai đoạn (nhất là lúc cơ chế nhà nước chưa thông thoáng như phương tây):

2.-Danh xưng và tổ chức.-

- Có thể dùng danh xưng : “Quỹ học bổng Nguyễn Hoàng”, hay một danh xưng khác.

- Cơ cấu: Sẽ tập hợp một số anh chị em NH các nơi: trong nước và hải ngoại. Nhân sự gồm một thành phần đa dạng: Saigon+Đà Nẵng +Huế + QTrị+Đồng Nai….(khỏang 15-20 người).

Chương trình này, mọi người rất tán thành và hỗ trợ. Chỉ ngại ngùng là bước đầu vất vả, khó khăn…anh chị em chúng ta có nỗ lực, nhiệt tình không ?

Nhóm 6471 là nỗ lực chính cùng các anh chị Đà Nẵng.

Ban đầu, chúng ta trao đổi trong Nhóm 8-12 người để thảo luận, sau đó, đưa lên mạng thăm dò tập thể.

D.- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC TUYỂN CHỌN .

(Sẽ bàn sau khi các phần A, B, C trên được thông qua.)



Thân mến,

Lê Hữu Thăng



TB: Trong 3 năm qua, chúng tôi đã dò dẫm, thử nghiệm một chương trinh tài trợ cho sinh viên:

* Cư trú trên địa bàn QTrị.

*Học tại Đại học Huế và Đà Nẵng (để dễ theo dỏi học tập)

*Trợ cấp đến khi tốt nghiệp .

Tính đến nk 2009-2010, tôi đã trợ cấp:

-1 sv Y khoa năm thứ 3/Huế

-1 sv ĐHSP Lý năm thứ 2/Huế

-1 sv ĐHSP Toán năm thứ 1/Đà Nẵng.

-2 sv Khoa học năm thứ 1/Huế

Niên khóa 2010-2011 sẽ tài trợ:

-5 sv của nk trước tiếp tục lên lớp .

-10 sv mới tuyển chọn .

Tài trợ : 500.000 đ/tháng cho các sv Khoa học, ĐHSP = 5 triệu đ/năm

700.000 đ/tháng cho các sv Y khoa = 7 triệu đ/năm

Chưa tính các nhu cầu đặc biệt của các em sv, vì có nhiều sv quá nghèo, mồ côi …, như là sv Lê minh Niên/Y khoa, chúng tôi phải tặng một máy vi tinh để em có điều kiện học tập. Lê minh Niên là con của anh Lê Hóa, CHS/NH, cựu đại úy VNCH, mẹ bị bệnh nan y, hiện ở Làng Ái Tử, QTrị.

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi