Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào

Hải Lăng quê tôi hai từ mến thương !!! Ngày vê thăm quê với bao vui buồn lẫn lộn . Xóm Can , Câu Nhi , Hải Tân ,Hải Lăng , Quảng Trị cùng mẹ tôi đã đùm bọc cưu mang anh em chúng tôi khôn lớn . Tình làng nghĩa xóm mang theo tôi suốt cuộc đời . Mãi là kỉ niệm đẹp với những người thân bên ngả ba sông Ô lâu thơ mộng vào ngày 7 tháng 4 năm 2013. Cám ơn NS Quỳnh Hợp đã viết ca khúc Hải Lăng đất mẹ ngọt ngào rất hay và đi vào lòng người , nhất là những người con Hải Lăng .
Nhớ một người đi.
 Ô Lâu nước chảy thuyền xuôi mái
Ba bến đò xưa tiễn khách qua
Ngàn dặm người đi sào cắm đợi
Trở về thành đạt vái quê nhà.

  Tưởng niệm người xưa bến xóm Can
 Hương lòng một nén dệt đôi hàng
Luyến lưu một thuở tình đồng nghiệp *
Thắm thiết bao năm nặng nghĩa làng.

Phấn trắng viết nên trang nhiệt huyết
Trường xưa ghi đậm dấu thời gian
Cháu con thành đạt vui lòng mẹ
Thô thiển lời văn nhớ bạn vàng..

  Thanh Phong Lê Chí Phóng . Câu Nhi ,Hải Tân ,Hải Lăng , Quảng Trị ĐT: 0533876512, 01216832141. Thân mến tặng Hiến ,Thuận , Đoan nhân ngày húy nhật của mẹ. * : Thầy Lê Chí Phóng dạy cùng trường Tiểu học Câu Nhi với mẹ mình trước 1975..Thầy là ba của NH6471 Lê Chí Dũng Thầy thuốc nhân dân , PGS , TS , BS trưởng khoa ở TTCT chỉnh hình -HCM. Cám ơn các người thân đã có buổi họp mặt đầy tình nghĩa bên dòng Ô lâu thơ mộng ở khúc xóm Can , Câu Nhi ,Hải Lăng . Quảng Trị ngày 7/4/2013.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

ĐÁM CƯỚI CON CỦA HOÀNG THANH BÌNH


Chào các anh chị
Tối qua chủ nhật 21.04.2013 anh chị Hòang Thanh Bình NH6471 tổ chức tiệc cưới cho con trai là cháu Hòang anh Tuân sánh duyên cùng cháu Mỹ Linh tại nhà hàng Hoa Sứ trong khu Du lịch Văn Thánh quận Bình Thạnh TP Hồ chí Minh
Gia đình anh Bình trong thời gian gần đây có khá nhiều sự cố không mấy thuận lợi, anh Bình hiện sức khỏe không được tốt lắm nhưng với bản tính trầm tĩnh, chịu đựng và vượt khó, cộng thêm với sự giúp đỡ hổ trợ của bà con, bạn bè, từng bước anh Bình đã thóat khỏi những khó khăn trong cuộc sống
Việc tổ chức đám cưới hôm qua là một minh chứng cho tình cảm của bà con bạn bè đến với gia đình anh Bình : Khách mời đã chật kín hôn trường, mặc dù đã dự phòng 2 bàn nhưng số khách đến sau không có chổ ngồi, dù rằng một số bàn đã ngồi ghép lên đến 14, 15 khách/bàn thay vì 10 người/bàn như dự định, ban tổ chức phải kê thêm 2 bàn mới giải quyết hết số khách chờ đợi và phải đến 19 giờ 30 mới bắt đầu vào lễ tiệc
Về phía Nguyễn Hòang Saigon do hòan cảnh anh Bình chỉ mời giới hạn một số bạn thân nhưng đi cũng quá dự kiến, chúng tôi thấy có Thầy Nguyễn dạ Thảo, anh Võ Minh Lạc, anh chị Lê Bá Lư, anh Văn Kế Thế, Quang Tuyết, Thu Vàng, anh Bùi Phước Vĩnh, anh Nguyễn Ngọc Phụ, anh chị Trần văn Hảo, anh Lê văn Tuấn, anh Lê Gai, anh chị Trần Văn Tấn, anh Ngô Hướng, anh Đỗ Quyền, anh Lê Văn Pháp, anh Lê Hải, và CHS Hải lăng chúng tôi thấy có anh Trần Thanh Thao, anh Dương, anh Diên, anh Trịnh Kỳ, anh
Xen kẻ trong tiệc cưới là chương trình văn nghệ trong đó phải kể đến những giọng ca Nguyễn Hòang đã làm ám áp cho khán phòng và thêm ý nghĩa cho buổi tiệc của anh Hải, Quang Tuyết và Thu Vàng
Xin chúc mừng anh Hòang thanh Bình đã tổ chức thành công tiệc cưới cho con trai, chúc Bình luôn giữ nghị lực để sống vui sống khỏe
Xin gởi đến quý anh chị một số hình trong tiệc cưới
Trần Văn Hảo
img3496wx.jpg
Gia đình 2 họ cùng cô dâu chú rễ chào quan khách
img3497pp.jpg

img3486g.jpg
Nguyễn ngọc Phụ, Hòang Thanh Bình, Lê Bá Lư, X
img3471n.jpg
vợ chồng Hảo
img3495r.jpg
a. Diên, a. Trương Ngọc Bỉnh, a. Lê Gai, a. Trịnh Kỳ, a. Trần Thanh Thao
img3510k.jpg
Ngồi : Trần Văn Tấn, c. Trần Văn Tấn, a. Diên, a. Ngọc Bĩnh, a. Dương, a. Lê Hải, a. Lê Gai
Đứng : a. Hải, a. Trịnh Kỳ, a. Hòang Thanh Bình, a. Thanh Thao, a. Đỗ Quyền, a. Ngô Hướng, a. Lê văn Pháp

img3491r.jpg
Ngồi : Thu Vàng, anh Võ Minh lạc, Hòang Thanh Bình, Bùi Phước Vĩnh, a. Lê bá Lư
Đứng : Quang Tuyết, Kế thế, Ngô Hướng, 
Trần Văn Hảo, Nguyễn ngọc Phụ, c.Lê bá Lư

img3500i.jpg
a. Dương và Lê Hải mới vào đến chào bạn bè
img3501rh.jpg
Cô dâu chú rễ đi chào bàn

img3469ei.jpg
Vợ chồng Lê Bá Lư, c. Trần Văn Hảo, X, a. Võ Minh lạc, a. Bùi Phước Vĩnh, X
img3487u.jpg
Nguyễn ngọc Phụ, Hòang Thanh Bình, Lê Bá Lư, X, Trần Văn Hảo, Trần Thanh Thao
img3511ik.jpg
Bình và thầy Nguyễn dạ Thảo
img3513zo.jpg
Bình và những thông gia
img3515gw.jpg
Kế Thế, Lê Văn Tuấn, a. Hải, Phước Vĩnh
img3490w.jpg
Ngồi : c. Lê bá Lư, Thu Vàng, Quang Tuyết, anh Võ Minh Lạc, Bùi Phước Vĩnh, chị Trần Văn Hảo
Đứng : a. Hải, Kế thế, Đỗ quyền, a. Diên, Lê Gai, a. Thao, Ngọc Bĩnh, Bá Lư, Văn Hảo, Ng. Ngọc Phụ
img3522kp.jpg
Đỗ Quyền, Lê Gai, ac Trần Văn Hảo, ac Trần Văn Tấn
img3503z.jpg
Quang Tuyết giúp vui

img3506uy.jpg
Bá Lư tặng hoa cho Thu vàng
img3516ad.jpg
a. Dương đến tặng hoa cho 2 ca sĩ Tuyết và Thu Vàng
img3505hf.jpg
Bình đến với Hảo và Nguyễn Ngọc Phụ

img3520r.jpg
Vui với Bình trước khi ra về : Tuấn, Thao, Bình, Tấn, Gai, Quyền, Dương, Kỳ, chú rễ
img3518nk.jpg
Trước khi ra về : a. Hải, c. Tấn, Tấn, X, Bình, cô dâu, Thế, chú rễ, c. Bình, Kỳ, a. Lạc, Thao, Tuấn, Vĩnh, c. Hảo, Hảo

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

NH6471 QUẢNG TRỊ & HUẾ THĂM THẦY CÔ THÁNG 4 NĂM 2013

Mời thầy cô và các bạn xem hình ảnh NH6471 Quảng Trị ,Huế thăm thầy cô nhân dịp Võ Đình Đoan về thăm quê tháng 4 năm 2013. CLICK VÀO HÌNH DƯỚI ĐỂ XEM .
NGUYEN HOANG 6471 QUANG TRI,HUE THAM THAY CO 10_12/4/20133

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

KÝ SỰ TÂY BẮC CỦA LÊ BÁ LƯ

KÝ SỰ TÂY BẮC:

            Kỳ 1:     HÒA BÌNH VÀ SƠN LA.

     Từ trung tuần tháng 3/2013, được Tổng Công ty Điện Lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạo điều kiện, chúng tôi đã có dịp đến thăm một số tỉnh thuộc vùng Tây-Bắc của Tổ quốc.
     Chúng tôi đã đến các tỉnh  Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang..; đã thăm hai nhà máy Thủy điện lớn nhất nước và khu vực Đông nam Á là Hòa Bình và Sơn La; thăm các di tích lich sử tại Điện Biên Phủ, như đồi A1, hầm tướng Pháp De Castries, nhà tù Sơn La, cột cờ Lủng Cú ở Đồng Văn (Hà Giang), cây đa Tân Trào, Đình Bảng (Tuyên Quang)...; thăm Dinh "Vua Mèo" ở Hà Giang; "mục sở thị" chợ tình SaPa (Lào Cai); tìm hiểu những phong tục, tập quán và những  nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc... 

     Điểm đến đầu tiên là Hòa Bình. Tại đây chúng tôi đã  đến tham quan  Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (hay còn gọi Thủy điện Sông Đà), được xây dựng trên giòng sông Đà. Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng từ ngày 6/11/1979 và sau 15 năm xây dựng, nhà máy đã khánh thành đi vào hoạt động  ngày 20/12/1994. Nhà máy do Liên Xô trước đây  giúp đỡ xây dựng, có công suất thiết kế 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy phát điện.  Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kWh. Đặc biệt, các tổ máy phát điện của nhà máy đều được đặt trong đường hầm đào sâu vào  dưới chân núi.
      
     Ngoài nhiệm vụ phát điện, là nguồn cung cấp điện chủ lực cho toàn hệ thống điện Việt Nam, công trình Thủy điện Hòa Bình còn có các nhiệm vụ chống lũ cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng;  tưới tiêu, chống hạn cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu sông Đà và đồng bằng sông Hồng; điều tiết mực nước sông, đồng thời đẩy nước mặn ra khỏi các cửa sông. Thủy điện Hòa Bình còn giúp cải thiện việc đi lại bằng đường thủy  kể cả hạ lưu và thượng lưu sông Đà.
    Thủy điện Hòa Bình là một công trình vĩ đại của thế kỷ 20 của Việt Nam. Trước khi có Thủy điện Sơn La, Hòa Bình là Thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

    Trong quá trình xây dựng đã có 186 cán bộ, công nhân hy sinh, trong đó có 10 chuyên gia Liên Xô.  Tại Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có lưu giữ một bức thư của " NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH GỞI THẾ HỆ MAI SAU- THƯ  ĐƯỢC MỞ VÀO NGÀY 01-01-2100". Bức thư được lưu giữ trong một khối đá hình thang cạnh đáy 2 mét, cạnh trên 0,8 mét, cao 1,8 mét  và nặng gần 10 tấn. Lá thư là một công trình tập thể được viết bằng mực tàu, gồm hai bản tiếng Việt và tiếng Nga.

    Từ Hòa Bình đi qua Sơn La khoảng hơn 250km, xe chạy trên Quốc lộ 6, đường  ngoằn nghoèo, khúc khuỷu, quanh co lên đèo xuống dốc theo các sườn núi;  nhiều đoạn sương mù che phủ, tầm nhìn  ô tô chỉ khoảng 50 mét, ban ngày cũng phải pha đèn. Phong cảnh núi rừng thật hùng vĩ, núi non trùng điệp. Lúc này mùa Xuân, thời tiết dễ chịu, nhiệt độ bên ngoài khoảng 20 độ C, nhiều bông hoa đua nở, có những vạt rừng hoa ban nở trắng xóa; những đồi chè, nương sắn, ô ruộng bậc thang lần lượt trôi qua trong tầm mắt. Phong cảnh thật ngoạn mục, chúng tôi cứ mong cho đường dài thêm...    Sau gần 7 giờ hành trình, đến 13 giờ chúng tôi đã đến thành phố Sơn La, ăn trưa vội vàng và chỉ nghỉ ngơi nửa tiếng, tiếp tục đi lên Thủy điện Sơn La, nằm ở huyện Mường La, cách thành phố Sơn La khoảng 60km.
    Thủy điện Sơn La hiện nay  là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông-Nam Á, có công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy phát điện. Nhà máy  được khởi công xây dựng từ ngày 2/12/2005. Ngày 27/12/2010, tổ máy đầu tiên đã phát điện và đến ngày 23/12/2012, nhà máy đã được khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động. Sản lượng điện nhà máy cung cấp hàng năm hơn 10 tỷ KWh,  gần bằng 1/10 sản lượng điện của cả nước năm 2012. Ông Hoàng Trọng Nam, Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cho biết, sau hơn 2 năm đưa các tổ máy đi vào hoạt động, đến nay Thủy điện Sơn La đã cung cấp cho quốc gia hơn 15 ty KWh điện.
    Hiện nay, hai Công trình Thủy điện Hòa Bình và Sơn La đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tạo nguồn thu đáng kể cho hai tỉnh.

   Một kỷ niệm khó quên trong chuyến hành trình, khi đoàn chúng tôi từ nhà máy Thủy điện Sơn La về thành phố Sơn La trên tỉnh lộ 106, đến đoạn cách thành phố hơn 20km thì gặp sự cố, một cây cổ thụ khoảng hai người ôm, dài hơn 40 mét từ trên núi bất ngờ đổ xuống chắn ngang đường. Chúng tôi hoảng hồn, ai nấy tự hỏi nếu xe đi nhanh hơn khoảng 5 phút thì có khi gặp tai nạn thảm khốc. Vụ cây đổ đã gây ách tắc giao thông hơn một tiếng đồng hồ.
  Về đến thành phố Sơn La trời đã gần tối, chúng tôi được mời đến giao lưu với đồng bào dân tộc Thái ở bản Tông, được các cô gái Thái hồn nhiên, dịu dàng, xinh đẹp, đặc biệt là rất  mến khách, mời uống rượu và thưởng thức các món ăn mới lạ của đồng bào Thái, như cá khe nướng, lợn cắp nách quay, gà đồi luộc, canh lá vén váy....; xem các điệu múa xòe, múa quạt, múa nón, múa thổ cẩm... cùng thưởng thức rượu cần và giao lưu các điệu múa Lâm thôn...
   Gần 11 giờ đêm cuộc vui mới tàn. Trưởng đoàn Phạm Đình Lâm hát khúc dân ca NGƯỜI ƠI NGƯỜI Ở ĐỪNG VỀ và mọi người cùng ngậm ngùi hát theo. Ai cũng bùi ngùi trước lúc chia tay và trong tôi vẫn mãi  còn ngây ngất men rượu cần cùng các điệu múa hồn nhiên...
L
ê Bá Lư
      
        VÀI HÌNH ẢNH KỶ NIỆM TẠI HÒA BÌNH VÀ SƠN LA:
     


photo
     Mặt trước  Thủy điện Hòa Bình

photo
  Nhà máy Thủy điện Hòa Bình


  Cổng chính đi vào khu vực đặt các tổ máy phát điện


    Đường hầm bộ dẫn vào khu vực đặt máy phát điện


       Khu vực đặt các tổ máy phát điện


     Mục sở thị


      Từ đập  thủy điện nhìn về hạ lưu sông Đà


     Tên tuổi 186 người  hy sinh


   Thắp nén nhang tưởng niệm những người đã hy sinh tại Thủy điện Hòa Bình
                                             ----------------------------------
                                          SƠN LA ĐÂY RỒI...

           Nhà máy Thủy điện Sơn La


              Khách lãng du

                  Đập ngăn nước

      Từ đập ngăn nước nhìn về hạ lưu


             Đường quanh co sườn núi từ Hòa Bình qua Sơn La


        Đồi chè bậc thang

                          Hoa ban nở trắng sườn non


                   Cảnh đẹp quá, phải dừng lại chụp hình thôi!

                Sự cố bất ngờ


          Chờ giải phóng đường thông xe

               Vui sao điệu muá thổ cẩm


       Nhớ sao điệu múa xòe

              Tình lắm điệu múa ô

                         Nhẹ nhàng điệu múa  Lâm thôn


                  Rượu cần chưa uống đã say...

                   Mời  em ly rượu trước lúc chia tay

                              Bùi ngùi tạm biệt - NGƯỜI ƠI NGƯỜI Ở ĐỪNG VỀ!

Người theo dõi