Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024
Ca khúc SAO CHƯA GẶP LẠI TRƯỜNG XƯA - Nhạc và lời: Nguyễn Khắc Phước - Ca Sĩ: Thùy Dương - Hòa âm phối khí: Võ Công Diên
Mênh mang nắng đổ hè trưa
Bâng khuâng đứng nhìn ngẩn ngơ
Tôi tìm trường xưa bên Thành Cổ vắng
Trường xưa đó nay đâu rồi
Tà áo trắng xưa đâu rồi
Và Thầy Cô xưa nay về đâu?
Quên sao những giọt mồ hôi
Quên sao những ngày sục sôi
Có người rời xa nẻo đường muôn lối
Đàn em bé vẫn yêu đời
Thầy Cô vẫn cất cao lời
Từ dòng sông em ra biển đời.
Nguyễn Hoàng ơi!
Bao năm lưu lạc đường xa
Mang theo giấc mộng tuổi hoa
Mang theo lời dặn của Thầy Cô.
Nguyễn Hoàng ơi!
Bao nhiểu kỷ niệm ngày xưa
Bao nhiêu bè bạn trang lứa
Sao chưa về đây với trường?
Mong sao đếm ngược thời gian
Cho viên phấn còn dở dang
Kể về trường xưa bên Thành Cổ vắng
Trường theo khói hương lên trời
Trường gieo nắng cho xanh đời
Trường yêu dấu nay đâu rồi?
Trường vẫn còn đây trong tim mọi người.
Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023
CỘI NGUỒN QUÊ HƯƠNG CỦA NGUYỄN HOÀNG - Lê Quang Thái
Tượng chúa Nguyễn Hoàng ở Bảo tàng tỉnh Quảng Trị - Ảnh: internet
CỘI NGUỒN QUÊ HƯƠNG CỦA NGUYỄN HOÀNG
Lê Quang Thái
Ngày sinh, nơi sinh, ngày mất, nơi mất, nơi an táng, nơi cát táng là những mốc thời gian quan trọng, đáng nhớ của đời người và con cháu vì dân gian coi đó là việc thể hiện hiếu đạo đối với người đã mất, với tổ tiên, ông bà: Sống nhà thác mồ.
Trong các giấy tờ tùy thân thì
giấy khai sinh là văn bản gốc quan trọng nhất, trên giấy
này ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán... Con
cháu nhiều thế hệ sau phải nhớ cho rõ, cho đúng với
quê quán của Tiền nhân đã khai sáng ra dòng tộc.
Tuổi
tác, ngày sinh, nơi sinh được ghi trong gia phả có khác
với giấy khai sinh, sai chậy năm tháng với giấy khai sinh
của nhiều người. Nhưng tuyệt nhiên giấy khai sinh là
văn bản pháp quy, pháp định. Đối với tiền nhân thì
người nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp đều dựa vào
bản gốc gia phả hoặc sắc phong, văn bằng, học vị,
văn bia, khế ước giao kèo.
1. Nơi sinh, nơi mất
của Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng sinh ngày 10 tháng 8
năm Ất Dậu (28/8/1525) tại Gia Miêu ngoại trang, huyện
Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa.(1) Chúa Nguyễn
Hoàng mất ngày mồng 3 tháng 6 năm Quý Sửu (20/7/1613) tại
Dinh Cát thuộc làng Ái Tử, huyện Đăng Xương, phủ Triệu
Phong, xứ Thuận Hóa, thọ 89 tuổi. An táng ở núi Thạch
Hãn gần sông Thạch Hãn thuộc địa phận làng cổ Thạch
Hãn, làng này vào thời điểm lịch sử ấy thuộc huyện
Hải Lăng, phủ Triệu Phong. Xin lưu ý đơn vị hành chính
“phủ” Triệu Phong vào thời điểm năm 1613. Đời vua
Duy Tân có huyện Triệu Phong (nhưng phủ lúc này tương
đương với huyện dẫu rằng phủ lớn hơn huyện về đất
đai và dân số cỡ bên 10, bên 8). Tiền thân của phủ
Triệu Phong ngày nay là huyện Đăng Xương, cải đổi
thành Thuận Xương vào năm Kiến Phúc nguyên niên,
1884.
Với tài năng và đức độ của con người phi
thường, chúa Nguyễn Hoàng giữ chức Trấn thủ Thuận
Hóa vào tháng 10 năm Mậu Ngọ, 1558, rồi Tổng Trấn hai
xứ Thuận - Quảng từ tháng giêng năm Canh Ngọ, 1570 cho
đến ngày 3 tháng 6 năm Quý Sửu, 1613. Trong 56 năm cai trị,
nhà Chúa đã mất hơn 15 năm bình định vùng biên viễn
của nước Đại Việt từ ác địa trở thành thiện địa.
Công lao khai hóa của Chúa thật lớn lao như trời
biển.
2. Gia Miêu ngoại trang (嘉苗外莊).
Gia
Miêu là danh từ riêng chỉ tên “trang” tức trang trại,
thôn ấp ở miền bán sơn địa của huyện Tống Sơn.
Huyện này có tên là Tống Giang vào triều nhà Trần. Đến
đầu đời Hậu Lê được cải đổi tên gọi là Tống
Sơn. Huyện ấy gồm 31 xã, 2 bãi, 9 trang, 1 trại. Đất
Gia Miêu đã được phân chia thành 2 trang là Gia Miêu nội
trang và Gia Miêu ngoại trang theo làn ranh của chân dãy núi
Thiên chạy dài từ phía Tây sang phía Đông. Năm 1803, vua
Gia Long đổi tên Gia Miêu ngoại trang thành Quý Hương,
huyện Tống Sơn thành Quý Huyện.
Theo tự điển Hán
Việt của Thiều Chửu, chữ trang (莊)
có đến 7 nghĩa; nghĩa thứ 6: lập riêng cơ sở ở ngoài
thành thị cũng gọi là trang. Làng gốc thường lập thêm
trang trại ở vùng núi hoặc biển. Cả hai trang nội và
ngoại trước xưa được gọi tên là Bái Đáp(2). Ở tỉnh
Ninh Bình ngày nay như xưa kia Thanh Hoa ngoại trấn có địa
danh Bái Đính nổi tiếng với nhiều danh lam thắng
cảnh.
Văn tế chiến sĩ trận vong của Tiền quân
Nguyễn Văn Thành, người làng Bác Vọng, từng giữ Tống
Trấn Bắc Thành dưới triều vua Gia Long có câu: “Ba
nghìn họp con em đất Bái”. Đất Bái tức Bái Đáp, đầu
đời vua Minh Mạng có tên Bái Trang như Ngự chế bài Minh
khắc vào văn bia Triệu tổ Nguyễn Kim ở núi Triệu
Tường, tỉnh Thanh Hóa: “Nghĩa động quỷ thần,
cong truyền vũ trụ/ Cõi trần rời bỏ, lăng ở Bái
Trang”. Ở Thừa Thiên có làng Bái Đáp thuộc tổng
Hạ Lang, huyện Quảng Điền. Phép dùng điển trong văn
học thật thâm sâu và thâm hậu, có dụng ý xa vời vợi
mà ít người tra cứu cho tận ngọn nguồn lạch sông.
Thật đúng như lời cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nói: “Học
Sử nghĩa là sống với người chết, học Địa là sống
với non sông”.(3)
Lê Quý Đôn viết xong sách Kiến
văn tiểu lục vào tháng 5 năm Đinh Dậu, niên hiệu
Cảnh Hưng tức năm 1777.
Sau 6 tháng ở Thuận Hóa
giữ chức Hiệp Trấn năm 1776, Lê Quý Đôn trở về Thăng
Long lãnh chức Cơ Mật sự vụ kiêm Chưởng Tài Phủ.
Sách có đoạn viết:
“Tôi [Lê Quý Đôn] đã được
coi quyển gia phả của người cháu xa đời viên Chiêu
Huân Công (昭 勳公) xuất
trình. Trong phả có chép việc về năm Thuận Thiên năm
thứ 2 (1429), cấp ruộng lộc cho viên chỉ huy khai quốc
công thần là Nguyễn Công Duẩn (阮公筍)
như sau:
“Chuẩn lấy Trang Xã ở huyện Tống Sơn
là ruộng của nhà thế gia triều trước, nay tuyệt, không
người thừa kế. Và ruộng đất bỏ hoang, cho Công Duẩn
làm của riêng, cọng 470 mẫu”. (4)
3. Bái Trang, Bái Đáp
Chiêu
Huân Công là gọi tắt tước hiệu vua Lê Trang Tôn ban
tặng cho Nguyễn Kim (1468 - 1545) sau khi mất. Đúng ra đầy
đủ 4 chữ Chiêu Huân Tĩnh Công. Vua Lê Trang Tông (1533 -
1548) ban chiếu tặng Nguyễn Kim làm Chiêu Huân Tĩnh Công,
thụy là Trung Hiến. Đại Việt sử ký toàn
thư viết:
“[Vua Lê Trang Tông] sai người rước
Linh cữu về Bái Trang, huyện Tống Sơn làm lễ chôn rất
hậu. Phong cho con trưởng là Uông làm Lãng Quận Công, con
thứ là Nguyễn Hoàng làm Hà Khê Hầu, sai coi quân đánh
giặc”.(5)
Vậy thì tên gọi “Bái Trang” có trước
Gia Miêu ngoại trang mà phần dẫn ở bên trên chúng tôi
đã tìm ra địa danh “Bái Đáp”. Chưa biết rõ ràng địa
danh Bái Trang có trước hoặc sau địa danh Bái Đáp. Chúng
tôi có tư kiến riêng cho tên gọi Bái Trang phải có sau
Bái Đáp; và tên gọi địa danh Bái Trang có trước tên
gọi địa danh Gia Miêu ngoại trang mới thuận nghĩa lý.
Thiết nghĩ đó những địa danh cần được tra cứu và
giải thích rạch ròi.
Năm 1545 tước của Nguyễn
Hoàng là Hà Khê Hầu; năm Mậu Ngọ 1558, Nguyễn Hoàng
lãnh tước vua ban Đoan Quốc Công, lúc này Nguyễn Hoàng
tuổi đời 34 năm. Lúc Nguyễn Kim mất Nguyễn Hoàng đã
21 tuổi. Nguyễn Uông đã lãnh tước Lãng Quận Công -
Trịnh Kiểm giữ chức Thái sư cho vua Lê và được ban
tước Lạng Quốc Công.
Cụ Tôn Thất Hân chấp bút
viết Phổ hệ nhà Nguyễn trước Gia Long bằng
chữ Hán. Dịch ra tiếng Pháp là công của thông ngôn Tây
Âu Bùi Thanh Vân nhờ sự hỗ trợ của nhà nho Trần Đình
Nghi. Dịch ra tiếng Việt là hai dịch giả Bửu Ý và Phan
Xưng. Nguồn sử liệu này rất quý giá. Cái đáng bàn là
văn phong bản dịch từ không nhuần nhuyễn từ bản tiếng
Pháp sang tiếng Việt.
Theo Phổ hệ nói trên thì từ
chúa Nguyễn Hoàng trở lên thêm được 14 đời:
Đời
thứ 1: Nguyễn Bặc sinh ra Nguyễn Đạt
Đời thứ 2:
Nguyễn Đạt là cha Nguyễn Phụng
Đời thứ 3: Nguyễn
Phụng là cha của Nguyễn Nộn
Đời thứ 4: Nguyễn Nộn
là cha của Nguyễn Thể Tứ
Đời thứ 5: Nguyễn Thể
Tứ là cha của Nguyễn Điền
Đời thứ 6: Nguyễn Điền
là cha của Nguyễn Luật
Đời thứ 7: Nguyễn Luật là
cha của Nguyễn Minh Du
Đời thứ 8: Nguyễn Minh Du là
cha của Nguyễn Biện
Đời thứ 9: Nguyễn Biện là cha
của Nguyễn Lữ
Đời thứ 10: Nguyễn Lữ là cha của
Nguyễn Sự
Đời thứ 11: Nguyễn Sự là cha của Nguyễn
Công Chuẩn
Đời thứ 12: Nguyễn Công Chuẩn là cha của
Nguyễn Như Trác
Đời thứ 13: Nguyễn Như Trác là cha
của Nguyễn Văn Hưu
Đời thứ 14: Nguyễn Văn Hưu (Hựu)
là cha của Triệu Tổ tức Nguyễn Kim
Nhờ công
trình biên khảo của cụ Tôn Thất Hân, mà phần Thủy Tổ
Phả của sách Nguyễn Phúc tộc thế phả của
các tác giả Vĩnh Cao, Vĩnh Dũng, Tôn Thất Hanh, Vĩnh
Khánh, Tôn Thất Lôi, Vĩnh Quả, Vĩnh Thiều trở nên có
giá trị hơn về mặt sử học và gia phả. Xin liệt kê
các thế hệ gồm 15 đời.
I. Thủy tổ NGUYỄN BẶC
(924 - 979)
II. Đệ nhị tổ NGUYỄN ĐÊ (? -?)
III. Đệ
tam tổ NGUYỄN VIỄN (? -?)
IV. Đệ tứ tổ NGUYỄN PHỤNG
(? - 1150)
V. Đệ ngũ tổ NGUYỄN NỘN (? - 1229)
VI. Đệ
lục tổ NGUYỄN THẾ TỨ (? - ?)
VII. Đệ thất tổ
NGUYỄN NẠP HÒA (? - 1377)
VIII. Đệ bát tổ NGUYỄN CÔNG
LUẬT (? - 1388)
IX. Đệ cửu tổ NGUYỄN MINH DU (1340 -
1390)
X. Đệ thập tổ NGUYỄN BIỆN (? - ?)
XI. Đệ
thập nhất tổ NGUYỄN CHIẾM (? - ?)
XII. Đệ thập nhị
tổ NGUYỄN SỪ (? - ?)
XIII. Đệ thập tam tổ NGUYỄN
CÔNG DUẨN (? - ?)
XIV. Đệ thập tứ tổ NGUYỄN NHƯ
TRÁC (? - ?)
XV. Đệ thập ngũ tổ NGUYỄN VĂN LỰU (? -
?)(6)
Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả bằng tiếng Việt
đời nay là một công trình biên soạn từ nhiều năm
trong hoàn cảnh đầy khó khăn về tư liệu, về nhân
sự... Các soạn giả đã làm sáng rõ thêm về nguồn gốc
triều đại các chúa Nguyễn, vua Nguyễn, làm xích lại
khoảng cách giữa nhân gian với dòng tộc Nguyễn Phúc vì
địa bạ và gia phả các làng xã, họ tộc một thời
trong quá khứ đã có những bậc tiên hiền, quan lại,
danh tướng, phò mã, phủ thiếp phụng sự quốc triều
Nguyễn trong việc khai hóa quốc dân, mở mang bờ cõi đất
nước bằng con đường hòa bình và nhân ái. Ngoài dân
gian, dù cho là người bình dân đã kết tình thông nghị
với hậu duệ dòng tộc Nguyễn Phúc đúng nghĩa với quan
niệm “thông gia là bà con tiên”.
Đối chiếu hai
bản của Tôn phả chép về các thế hệ trước Triệu Tổ
Nguyễn Kim và Thái Tổ GIA DŨ HOÀNG ĐẾ húy Nguyễn Hoàng
(1525 - 1613) thì dễ thấy những khuyết nghi mà đời sau
đã bổ sung cho đời trước.
Định Quốc Công húy
Nguyễn Bặc (924 - 979) được xem như Thủy Tổ của dòng
tộc Nguyễn Phúc. Chữ lót giữa họ và tên này còn được
đọc là “Phúc” ở ngoài dân gian. Ngày xưa, những ai
là họ Nguyễn thuộc bách tánh đã nghiêm túc kiêng tránh
chữ lót này. Phụ chính Đại thần Nguyễn Văn Tường,
người làng An Cư, huyện Thuận Xương (Triệu Phong ngày
nay) do nhầm lẫn lấy tên họ Nguyễn Phúc Tường bị
buộc phải cải đổi từ Nguyễn Phước Tường thành
Nguyễn Văn Tường. Có rất nhiều sĩ phu, quan lại, danh
tiếng, thí sinh được các vua Nguyễn cho đổi tên, đổi
chữ lót. Cụ thể là Phụ chính Đại thần Trần Tiễn
Thành lúc đi thi đỗ Tiến sĩ dưới triều vua Tự Đức
được nhà vua cho đổi tên cũ Trần Thời Mẫn thành họ
tên mới là Trần Tiễn Thành và họ Trần ở thôn Minh
Thanh, huyện Hương Trà lấy tên “họ Trần Tiễn”.
Người Nam Kỳ lục tỉnh rất biết ơn sâu của các chúa
Nguyễn và vua Nguyễn nên đã nghiêm cẩn trong việc gọi
tên làng, tên họ, tên người.
Sách Nguyễn Phúc
tộc thế phả đã dẫn ở bên trên đã chép và xếp
NGUYỄN CÔNG DUẪN (? - ?), Đệ thập tam tổ (trước Nguyễn
Kim 4 đời, trước Nguyễn Hoàng 5 đời). Ở trang 78 sách
vừa nói trên có viết:
Ngài [Nguyễn Công Duẫn]
được thăng làm Phụng Trực Đại Phu Đô Đốc thiêm sự,
Đô kiểm sự, lãnh việc quân dân ở huyện Tống Sơn và
được vua ban cho gần 500 mẫu ruộng. Ngài được xếp
vào làng Khai quốc Công thần bình Ngô và được ban quốc
tính Lê”.
Nay chúng tôi tra lại sách Đại Việt
sử ký toàn thư, tr.102 viết:
“Năm Kỷ Dậu thứ 2
niên hiệu Thuận Thiên [tức năm 1429]: Tháng 5, ngày mồng
ba ban biển ngạch công thần cho 93 viên: Huyện thượng
hầu 3 người là Lê Vấn, Lê Sát, Lê Văn Xảo, Thượng
hầu 1 người là Lê Ngân; Hương thượng hầu 3 người
là: Lê Lý, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng; Đình thượng hầu
14 người là: Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê Miễn, Lê
Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Lê Lỗi, Lê
Nhữ Lâm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật; Huyện hầu là 14
người là Lê Bi, Lê Bì, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thu, Lê Lôi,
Lê Khả, Lê Bôi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê Bí,
Lê Quốc Trinh, Lê Bật; Á hầu 26 người là bọn Lê Bạn,
Lê Trãi; Quan nội hầu 16 người là bọn Lê Cuống, Lê
Dao. Thượng trí tước phục hầu 4 người là bạn Lê
Khắc Phục, Lê Hài” (7)
Trong Quốc sử đời Hậu
Lê, không ghi đầy đủ tên họ 93 viên được phong khai
quốc công thần và ban quốc tính mà chỉ ghi tên 42 viên.
Chúng tôi tin rằng tên của bậc tiền bối Nguyễn Công
Duẫn còn đọc là Nguyễn Công Chuẩn (viết dấu hỏi).
Từ
điển Hán Việt của Thiều Chửu cho biết:
Chữ
Duẫn (viết có dấu ngã (~): 尹
(tr.560) và chữ Duẩn (viết dấu hỏi (?) 筍
(tr.563) được dùng nghĩa như chữ 筍
(Duẩn) có nghĩa là măng tre, cái xà ngang để treo
chuông khánh. Chữ 筍 còn
đọc là tấn: cái xe bằng trúc.
Chữ Chuẩn (tr. 56,
369, 425, 585, 924) viết dấu hỏi có đến 5 chữ đều có
mặt chữ không giống với chữ của Lê Quý Đôn đã viết
trong sách Kiến văn tiểu lục. Lần lượt ghi lại 5
nghĩa: định đúng, gọt gỗ cho ngàm vào đúng mộng, bằng
phẳng, thành thực, một loài chim cắt.
Tôi chọn
chữ Duẫn (viết dấu ngã) như Nguyễn Phúc tộc thế
phả, không đồng tình với dịch giả Lê Mạnh Liệu bởi
lẽ cụ Liệu không phải là “người trong cuộc” như
hậu duệ nhà Nguyễn hôm nay đã thấm chữ nghĩa của tên
húy tận máu thịt. Chỉ tiếc một điều là do hạn chế
của nhà in sách năm 1995, đã viết giúp chữ Hán sai thiếu
nét ngang dài. Tôi viết ra hai chữ: chữ đúng của chữ
Duẫn (尹); chữ Duẫn do
in sai thiếu nét ngang dài 一,
một việc nhỏ mà bỏ qua là có tội! Vua Lê đã phong cho
Nguyễn Uông làm Lãng Quận Công, Nguyễn Hoàng làm Hà Khê
Hầu vào năm 1545 (lúc này Nguyễn Hoàng đã hơn 20 tuổi)
vào năm 1545 dưới thời vua Lê Trang Tông mà sách Từ Điển
Nhà Nguyễn của Võ Hương An xuất bản năm 2012 tại nước
ngoài cụ thể là Mỹ Quốc cho rằng năm 1545 Nguyễn Uông
và Nguyễn Hoàng “đang còn nhỏ”.(8)
Tìm về quê
hương nhà Nguyễn, trước tiên và cũng là bước đầu là
tìm hiểu về tiểu sử của Nguyễn Công Duẫn được xem
như Thủy tổ của Gia Miêu ngoại trang nay là thôn Gia Miêu
thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Nhưng
tiểu sử của Nguyễn Công Duẫn còn nhiều khuyết nghi,
ngay cả năm sinh và năm mất vẫn còn là hai dấu hỏi.
Lê
Quý Đôn phanh phui ra cái chìa khóa là ruộng lộc của ông
được nhà vua cấp 470 mẫu(9) là ruộng bỏ hoang do triều
trước để lại.
Cụ Tôn Thất Hân đã tìm ra nguồn
tư liệu gốc rất tôn quý là “Biên bổn Gia Miêu Ngoại
Trang công tính chính chi khai trần phổ hệ”, để khẳng
định:
“Vị tổ đầu tiên là Nguyễn Công Chuẩn,
phong hàm Thái Bảo Hoàng Quốc Công, con trai thứ tư của
Chiêu Quang Hầu. Ông được phong Công Thần Khai Quốc và
họ của ông được đổi thành Lê do Lê Thái Tổ (1428 -
1433)”.
Như trên đã nói trong Đại Việt sử
ký toàn thư cho biết trong 93 viên được phong Khai
quốc Công thần thì chỉ ghi rõ họ và tên 42 viên, trong
đó không có tên Nguyễn Công Chuẩn. Danh sách 42 vị được
kê tên là Khai quốc Công thần và đổi họ gốc sang quốc
tính họ Lê. Đó là một nghi án lịch sử. 51 vị còn lại
trong tổng 93 viên không được nhà Lê cho đổi họ sang
họ Lê không có tên ông Chuẩn. Khai quốc công thần có 2
loại: đổi họ, không đổi họ.
Ở sách Nguyễn
Phúc tộc thế phả, Sđd xuất bản năm 1995 lại hé lộ
cho tôi một hướng đi tìm ở cho ra cái mà mình đang bí.
Ở phần chú thích ở trang 78 có chú thích (1) như sau:
“Trích chiếu tuyên dương công trạng năm Thuận Thiên
thứ 2”. Trình độ của tôi hạn chế, tôi lại tìm
đọc Đại Việt sử ký toàn thư, đặc biệt chú ý
đến niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 tức năm Kỷ Dậu
1429, cho nên mới phát hiện ra điều này. Tôi đọc biên
niên sử 3 triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân
Tông nhưng không tìm thấy danh xưng Thái Bảo Hoàng Quốc
Công Nguyễn Công Chuẩn.
Căn cứ vào sổ bộ của
Gia Miêu ngoại trang thì từ Nguyễn Bặc cho đến Nguyễn
Văn Lưu là cha của Triệu Tổ hay Nguyễn Kim là 14 đời.
Còn theo Nguyễn Phúc tộc thế phả là 15 đời.
Chúng tôi tin là có ông NGUYỄN CÔNG DUẪN (trước phiên
âm là Chuẩn); đời vua Gia Long phiên âm là Chuẩn, như sổ
bộ của Gia Miêu ngoại trang; còn chức tước và phẩm
hàm Thái Bảo Hằng Quốc Công thì tra cứu chưa ra ở
sách Đại Việt sử ký toàn thư. Có thể phẩm hàm
ấy được chép từ một nguồn sử liệu nào thì chúng
tôi chưa biết. Đó là một nghi án, cần rà soát lại để
dễ thuyết phục người đọc thì càng quý
giá.
4. Quê hương viễn xứ của chúa Nguyễn
Hoàng
Tìm chữ chưa ra, tạm dùng chữ “Tiền thân”
của Gia Miêu ngoại trang nghĩa là trước đời Nguyễn
Công Chuẩn (đời thứ 13 theo Nguyễn Phúc tộc thế
phả năm 1995; đời thứ 11 theo Sổ bộ của Gia Miêu
ngoại trang) thì đời Nguyễn Sự ở sơn động như các
vị đời trước. Sách này lấy Thủy Tổ của dòng họ
Nguyễn Phúc là Quốc Công Nguyễn Bặc (阮匐),
có quê hương Đại Hoàng, Gia Viễn, Ninh Bình. Về quê
hương của Nguyễn Bặc vẫn chưa khẳng định, người
thì bảo là Gia Miêu ngoại trang, người thì là làng Đại
Hữu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây lại thêm một
khuyết nghi lịch sử nữa, cần được khai tỏ.
Đến
đây, chúng tôi phải tra cứu Dư Địa Chí của
Nguyễn Trãi:
“Phủ Trường Yên (Tràng An) có 3
huyện, xưa phủ này có tên là Đại Hoàng, có 3 huyện,
263 xã. Huyện Gia Viễn có 73 xã, 4 trang, 1 trại, 2 phường,
1 tuần. Thời nhà Lý thì Gia Viễn, Trường Yên (Tràng An)
thuộc phủ THANH HOA”.
Năm 2008 chúng tôi đi Ninh
Bình rồi ra tham dự Hội thảo tại Văn Miếu, Hà Nội
năm 2008 về chủ đề Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến
thăm mộ tổ của họ Châu, họ Lê ở Ninh Bình. Chúng tôi
đã khảo cứu Tràng An (tức Trường Yên) đầy đủ, đăng
trên Tập san Hội nhà báo Thừa Thiên Huế, cuối năm 2008
nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đó là
cớ sự khiến tôi đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu
về Tây Đô, về Tràng An. Nay có duyên tôi viết tham luận
này. Gia Viễn tức tên mới Đại Hoàng có từ đời nhà
Lý. Đại Hoàng là tên huyện chứ không phải tên làng
như một số người đã nhầm lẫn.
*
Tìm về
quê hương viễn xứ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng thật là
lý thú dẫu rằng rất mệt, tổn hao nhiều công sức.
Nhưng lý thú là tìm ra được một cầu nối mà chúng tôi
thường hay nói là “cầu không vận” giữa ÁI TỬ - TRÀ
BÁT - DINH CÁT với THANH HÓA, NINH BÌNH.
Khởi nguồn
cho việc chúa Nguyễn Hoàng mang gươm đi mở nước và giữ
nước bằng đường lối hòa bình, ÁI TỬ (Quảng Trị)
trở thành bệ phóng, mà nguồn gốc phát tích là TRÀNG AN
- GIA MIÊU thuộc Thanh Hoa ngoại trấn và Thanh Hoa nội
trấn.
Thật là hưng phấn tinh thần khi tìm ra cội
nguồn quê hương của nhà Nguyễn. Khảo luận này với
một số nghi án mong được cẩn án làm sáng tỏ thêm lên
về quá trình giữ nước và mở nước của nước Việt
oai hùng mà giặc ngoại bang không hiểu, không nghiên cứu
sâu xa cho nên đành đầu hàng, cuốn cờ mà chạy thục
mạng về nước.
Huế, tháng 8 năm
2013
L.Q.T
(SDB10/09-13)
---------------------
1.
Đời Lê Trung Hưng trở về trước chưa có đơn vị tổng
(gồm làng). Thanh Hóa tên gốc ban đầu Thanh Hoa nội tức
Thanh Hóa. Thanh Hóa ngoại tức Ninh Bình. (Xem Dư địa
chí của Nguyễn Trãi).
2. Bái Đáp là nơi an táng
Nguyễn Kim như sách Đại Việt sử ký toàn thư đã
chép, tr.626 và Thực lục tr.26, Sđd, Nxb. Giáo Dục,
Hà Nội, 2004, tr.26.
3. Quốc sử tạp lục, Nguyễn Thiệu
Lân, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr.51
4. Kiến văn tiểu
lục, Lê Quí Đôn, Lê Mạnh Liệu dịch, Sài Gòn, 1973,
tr.217
5. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Nxb. Văn
Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 2004, tr.626
6. Nguyễn Phúc Tộc
Thế Phả; Sđd tr. 17
7. Đại Việt sử ký toàn thư,
Sđd, tr.102
8. Từ điển Nhà Nguyễn, Võ Hương An, Nxb.
Nam Việt, Califonia, USA, 2012, tr.431
9. Có một sai số khá
lớn giữa 470 mẫu ruộng lộc cấp cho ông Nguyễn Công
Chuẩn, với con số gần 500 mẫu đã ghi trong Nguyễn
Phúc tộc thế phả xuất bản năm 1995.
***
Nguồn: Tạp chí Sông Hương,
29/10/2013.
Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023
NH 6471 VỚI ĐÊM HỘI NGỘ 22.04.2023 tại HUẾ -Trần Văn Hảo
Sau bao ngày đợi mong, NH6471 Huế đã tổ chức đêm hội ngộ thầy trò của khối lớp tại nhà hàng White Lotus số 5-7 đường Hoàng Hoa Thám Huế vào tối thứ bảy 22.04.2023.
Đây là buổi họp mặt có đông Thầy Cô nhất của khối từ trước đến nay.
Đến dự có cô Hoàng Thị Sa Đa, cô Nguyễn Thị Tường Vy, cô Công Huyền Tôn Nữ Diệu Vân, cô Tôn Nữ Ngọc Hoa và phu quân, thầy Hoàng Thế Hiệp và phu nhân, thầy Lê Quang Dị và phu nhân, thầy Đỗ Trinh Huệ, thầy Cao Hữu Điền và phu nhân, thầy Trần Sỹ Tiêu, thầy Nguyễn Huy Vỹ. Ngoài ra khối lớp rất vui mừng được đón thầy Hồ Ngọc Thanh từ Đà Nẵng, cô Tâm Thạnh từ Hoa Kỳ về dự. Cũng không quên sự hiện diện của anh Trần Kim trưởng ban liên lạc Nguyễn Hoàng tại Huế.
(Bấm chuột vào hình để phóng to)
Thầy Nguyễn Huy Vỹ, cô CHTN Diệu Vân, cô Nguyễn Thị Tâm Thạnh, thầy Đỗ Trinh Huệ, thầy Cao Hửu Điền, cô Ái Ánh, anh Trần Kim |
Cô Tường Vy, cô Sa Đa, cô Ngọc Hoa, cô Hiệp, thầy Hoàng Thế Hiệp, cô Dị, thầy Lê Quang Dị, thầy Trần sỹ Tiêu, thầy Hồ Ngọc Thanh |
Về phần học sinh có:
* Từ nước ngoài: anh chị Hồ Công Lộc.
* Từ Lâm Đồng: anh Nguyễn Đăng
Quang, chị Lệ Hà, anh Hồ Ngọc Thọ.
* Từ Đồng Nai: anh Phan Văn Thám,
anh Trần Đức Hùng.
* Từ Daknong: anh Võ Đình Chử.
* Từ Saigon: chị Phương Loan, chị
Châu Thị Quý, chị Trần Thị Xuân, a. Lê Bá Lư, a. Bùi Phước Vĩnh, ac Trần Văn Hảo,
a. Võ Văn Trị.
* Từ Quảng Nam: chị Nguyễn Thị Hai.
* Từ Đà Nẵng: a. Hồ Sĩ Bình, a.
Bùi Ngọc Ngữ, a. Nguyễn Khắc Phước, c. Cao Thị Thanh Đào, a. Hà Nguyên Hào.
Và hơn 30 anh chị từ quê nhà Quảng Trị cùng các bạn ở Huế, nâng tổng số tham dự lên trên dưới 80 người.
Trước ngày họp mặt, các bạn ở Huế đã
tổ chức đi thắp nhang viếng các thầy Trần Văn Tuần, thầy Cái Ngọc, thầy Lê Ngọc
Dinh để tưởng nhớ các thầy đã mất.
Và hôm nay, trước khi về dự hội ngộ,
được sự hổ trợ của hội đồng Nguyễn Phước Tộc, thầy trò NH6471 đã đến dâng hương
tại lăng Chúa Tiên và viếng lăng vua Gia Long biểu tỏ lòng thành kính, nhớ ơn.
Người dẫn chương trình Trịnh Đình Chính |
Trở lại đêm hội ngộ, thầy trò gặp
nhau, chào mừng thăm hỏi, đúng 17g dẫn chương trình Trịnh Đình Chính đã mời thầy
cô và các bạn ổn định để sinh hoạt.
Sau phần giới thiệu thành phần tham
dự, ban tổ chức (BTC) đề nghị toàn thể Thầy trò dành một phút mặc niệm các Thầy Cô và học sinh đã qua đời và tuyên bố lý do buổi họp mặt.
Trưởng ban tổ chức Trịnh Đạt |
Tiếp đó anh Trịnh Đạt đại diện BTC
và các bạn học sinh đã phác thảo đôi nét về sinh hoạt của nhóm NH6471 từ thời
còn ngồi trên ghế nhà trường đến nay, những kỷ niệm vui buồn, những kinh nghiệm
sống trao nhau qua mỗi kỳ hội ngộ. Anh Đạt cũng bày tỏ sự may mắn của chúng em
được học tập với những Thầy Cô tốt nghiệp trong tốp đầu của ĐHSP Huế, những người
đã đem hết kiến thức và tâm huyết truyền bá cho các thế hê học trò. Hôm nay được
gặp quý Thầy Cô ở đây, chúng em rất vui mừng và vô cùng biết ơn công sức của
quý Thầy Cô, những người đã dạy dỗ chúng em nên người.
Sau đó các bạn nữ đã chuyển từng bó
hoa cho các anh trong BTC trao cho từng thầy cô với lòng trân trọng.
Thầy Đõ Trinh Huệ |
Tiếp theo, thầy Đỗ Trinh Huệ đã biểu
tỏ tâm tình của một người Thầy từ khi ra trường, nhận nhiệm sở Nguyễn Hoàng, những
tình cảm với ngôi trường, với đồng nghiệp, với học sinh và cả với những đia
danh của quê hương Quảng Trị.
Bạn Hải Thủy nâng ly mời khai tiệc. |
Sau đó là phần liên hoan và văn nghệ
do Nguyễn Hải Thủy phụ trách. Thủy bắt đầu bằng bài hát Thương Về Miền Trung,
hát xong Thủy nâng lý xin mời thầy cô và các bạn khai tiệc.
Thầy Cao Hữu Điền |
Xen kẻ buổi liên hoan, thầy Cao Hửu
Điền, thầy Hồ Ngọc Thanh cũng biểu tỏ những
tình cảm của mình đối với ngôi trường đã để lại nhiều dấu ấn kỷ niệm.
Song ca Thầy Cô Hoàng Thế Hiệp |
Rất nhiều ca sỹ cây nhà lá vườn đã
giúp vui cho buổi hội ngộ. Ngoài những giọng ca của học sinh như Nguyễn Ngọc
Anh, Phan Văn Thám, anh chị Trịnh Đình Chính, Hồ Thị Phương Loan, Nguyễn Hải Thủy… khán
phòng được thưởng thức giọng ca của đôi song ca Thầy Cô Hoàng Thế Hiệp, của Thầy
Cao Hửu Điền, của Cô Nguyễn Thị Tâm Thạnh.
Cô Tâm Thạnh |
Trong phần văn nghệ, Cô Tâm Thạnh
góp vui bằngmột ca khúc. Hát xong, Cô nói mặc dù không được mời phát biểu nhưng tiện
đây cho phép Cô bày tỏ những tình cảm của Cô đối với Trường Nguyễn Hoàng và học sinh, và riêng với học sinh NH6471. Cô nêu những ngày xa quê, Cô được anh Hồ
Công Lộc và anh Nguyễn Cảnh thuộc nhóm NH6471 thường xuyên liên lạc, ghé thăm
và đặc biệt còn tặng đặc sản quê nhà (bánh chưng, bánh tét,…) trong dịp Tết do
chính phu nhân của các bạn gói nấu, thật cảm động. Điều này gây cho Thầy Cô những
ấn tượng đẹp mà các bạn NH6471 đã duy trì tình nghĩa thầy trò trong tập tục.
Anh Hồ Công Lộc |
Anh Hồ Công Lộc cũng có mặt trong
buổi hội ngộ xin phép được biểu tỏ những suy nghĩ của cá nhân cũng là tình cảm
của các học sinh nói chung và NH6471 nói riêng luôn trân quý Thầy Cô ở mọi hoàn
cảnh, mọi điều kiện khi có duyên gặp mặt. Kính mong quý Thầy Cô luôn mạnh khỏe
để học trò có dịp vấn an.
Cuối cùng là phần chuyển giao đăng
cai. Theo anh Trần Văn Hảo trưởng nhóm NH6471 báo có 2 đơn vị đăng cai tổ chức
hội ngộ NH6471 năm 2024 là Quảng Trị và Đà Nẵng. Lý do Quảng Trị đăng cai là
xin kết hợp Hội trường Nguyễn Hoàng (tổ chức 2 năm/lần) thường vào tháng 7 đông
anh em về dự nhưng thời tiết tháng này khá nóng. Còn Đà Nẵng vì địa bàn gần quê
nhà, các bạn ở QuảngTrị có thể tham gia được và cũng không thiếu địa danh cho
anh chị em tham quan học hỏi, thời gian có thể linh động theo thời tiết.
Sau khi lấy ý kiến của các bạn tham
dự bằng cách dơ tay, cuối cùng NH6471 Đà Nẵng thắng tuyệt đối.
Anh Trịnh Đạt đại diện BTC NH6471
Huế trao cờ luân lưu tổ chức cho anh Bùi Ngọc Ngữ đại diện đoàn Đà Nẵng nhận
Anh Hồ Sỹ Bình (đoàn Đà Năng) phát
biểu sau bàn giao: Mặc dù NH6471 Đà Nẵng đã đăng cai một lần vẫn cảm thấy run
sau khi dự Hội ngộ năm 2023 do NH6471 Huế tổ chức (một kỳ hội ngộ quá hoàn chỉnh,
quá chu đáo).
Chương trình văn nghệ còn dài nhưng
vì đã khuya, các Thầy cô cần nghỉ, anh em đoàn Quảng Trị phải về trong ngày nên
buổi hội ngộ tạm kết thúc lúc 19g30 trong niềm hân hoan của Thầy trò tham dự
Xin cảm ơn các anh trong BTC hội ngộ
NH6471 năm 2023 đã cho Thầy trò chúng tôi một ngày ấn tượng, một buổi hội ngộ với
nhiều kỷ niệm đong đầy
Kính chúc sức khỏe quý Thầy Cô và
các bạn, mong sao chúng ta vẫn vui khỏe để gặp nhau trong kỳ hội ngộ 2024 tại
Thành phố “đáng sống” Đà Nẵng.
Trần Văn Hảo
Ghi chú :
* Hình ảnh trích của các bạn trên
FB, Zalo Nhóm.
* Ngày 23.04.2023 NH6471 tiếp tục tổ chức cho anh chị em tham quan đan viện Thiên An và chùa Huyền Không Sơn Thượng (ban sáng) và rừng ngập mặn Rú Chá, Đầm Chuồn (buổi chiều). Xin xem hình trên FB nhóm và FB Bùi Ngọc Ngữ,
Bấm chuột vào hình để phóng to, cảm ơn.
Các anh trước lúc xuất phát: Lê Đình, Thái tăng Ấn, Võ Văn
Trị, Bùi Ngọc Ngữ, Nguyễn Cử, Trịnh Đạt |
Tại lăng Trường Cơ, mỗi bạn 1 cây nhang để cùng thắp trên lư hương của Lăng |
Tại Lăng Gia Long : c. Quý,c. Hà, c. Ngọc, c. Đào, c. Xuân,
a. Bình, a. Anh |
Quang cảnh đêm hội ngộ |
Cô Hoàng thế Hiệp, cô Lê Quang Dị, cô Hoàng thị Sa Đa, cô Tôn nữ Ngọc Hoa
Các chị trong Nhóm chụp hình chung : c. Tuyết, c. Đạt, c. Hai, c. Thanh, c. Đào, c. Châu thị Quý, c. Sáng, c. Xuân, c. Nghĩa,, c. Tỵ, c. Ngọc, c. Nguyễn Quý, c. Sinh, c. Ấn, c. Toán, c. Hà |
Các cô dâu của NH6471: c. Trịnh Đình Chính, c. Nguyễn Quý, c. Nguyễn Hiếu, c. Lê Quang Sinh, c. Thái tăng Ấn, chị Lê Sáng, c. Trần Văn Khôi, c. Hồ Công Lộc, c. Trịnh Đạt (xoay lưng) Phan Văn Thám, Nguyễn Đăng Quang, Lê Sáng, Bùi Ngọc Ngữ, người đứng là Hải Thủy Các o con cấy của NH6471: c. Xuân, c. Ngọc, c. Toán, c. Hai, c. Tỵ, c. Hà, c. Đào |
Hồ ngọc Bôi, Lưu Chử, Nguyễn Đăng Thy, Trần Thiên Chót, Nguyễn ngọc Thuận |
Song ca Trịnh Đình Chính - Bích Tuyết |
Bạn Phan Văn Thám |
C. Hồ Thị Phương Loan |
Bạn Nguyễn Ngọc Anh |
Đơn vị giao và nhận Cờ luân lưu đăng cai : a. Bùi Ngọc Ngữ, a. Hà nguyên Hào, a. Nguyễn Khắc Phước, c. Thanh Đào, a. Hồ Sỹ Bình (Đà Nẵng), a. Thái Tăng Ấn, a.Lê Đình, a. Nguyễn Hải Thủy, a. Trịnh Đạt, a.Trịnh Đình Chính (Huế) |