Thân tặng Hồng Mai, người vợ hiền sắt son của THN .
Thân tặng cô Hồng và bạn bè 10C NH .
Nguyên học chung với Trị từ năm lên lớp 10 ban C do cô Võ Thị Hồng làm giáo sư cố vấn. Mấy đứa ngồi bàn đầu bên dãy con trai tôi nhớ có Nguyễn Đặng Mừng,Trần Đai Hành, Nguyễn Lang, và Nguyễn Văn Trị. Ba đứa tôi Nguyên, Hành và Trị ngoài giờ học thường đi chơi chung với nhau. Nguyên tính tình bên ngoài hiền lành, ít nói, có pha chút rụt rè nhưng cu cậu khoái hưởng ứng ngầm những trò đùa của NV Trị. Chúng tôi thích thú với môn tiếng Anh và Pháp, trong lúc Mừng, Dũng có thiên hướng về văn chương ngay từ thời ấy, thảo nào Mừng bây giờ trở thành nhà văn.
Kỷ niệm về Nguyên thì nhiều, nhưng không chỉ là chuyện học hành mà còn liên quan đến chuyện rất “hình sự”: Trong một cuốn Nguyễn Hoàng Chân Dung và Kỷ Niệm do Võ Thị Quỳnh biên soạn, Hành nhắc đến kỷ niệm một tối lễ Phật Đản, ba đứa tôi đi theo làm quen VTXD, cô CHS NH dễ thương học sau mấy lớp thì bị mấy tên cũng ngưỡng mộ người đẹp đánh hội đồng một trận bỏ chạy trối chết. Ngày hôm sau gặp nhau còn khoe các dấu tích chiến bại trên cơ thể. (Thế mà mới đây gặp lại XD kể lại thành tích này cô nàng trả lời tĩnh queo rằng hồi đó mấy anh theo D. nào đâu biết!).
Nguyên học hành siêng năng, ngoài ra còn chơi đàn mandolin khá điêu luyện, biết hát nhưng ở lớp, trường không tích cực tham gia văn nghệ. Đến nhà Nguyên tôi ngán nhất là gặp thầy hiệu trưởng do kỷ niệm một lần đến họp tổ làm bài thuyết trình Đoạn Tuyệt. Lúc chúng tôi đang say sưa đọc bài bào chữa của luật sư cho cô Loan phạm tội giết chồng thì thầy về, cả đám “khớp” quá nên im thin thít chẵng chào thưa. Thầy vào phòng xong quay trở ra mắng mấy đứa bây con cái nhà ai vào nhà gặp người lớn không chào? Về sau mỗi lần gặp thầy, tôi là đứa mau mồm mau miệng thưa gởi ngay nên hết bị la.
Nguyên với tôi có nhiều kỷ niệm chung khi gia đình tản cư vào Đà Nẵng vào mùa hè 1972. Thầy hiệu trưởng xin cho 2 đứa vào học dự thính lớp 11c ở trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Giờ ngoại ngữ tụi trong lớp nói tiếng Anh lưu loát với thầy giáo làm tụi tôi đâm hoảng và lo là sẽ không theo kịp. Thế là hai đứa bàn với nhau sẽ quyết tâm bắt kịp chương trình và không chịu thua bạn bè ở PCT. Trong lớp có Thu Thủy , cô bạn mới cao gần 1.8 m có cha là mục sư ở giáo hội Baptist ở đường Nguyễn Hoàng. Thủy rũ tụi tôi cuối tuần đến đó nghe các mục sư người Mỹ giảng đạo bằng tiếng Anh. Hai đứa thầy đây là cơ hội để trau dổi kỹ năng nghe và nói là những kỹ năng mà học sinh ở tỉnh nhỏ thường yếu do không có môi trường giao tiếp nên trở thành “con chiên” ngoan đạo nhất trong giáo hội này. Cứ mỗi chiều thứ Bảy và Chúa nhật tôi ăn mặc gọn gàng chờ Nguyên xách xe Honda lên chở đi nhà thờ. Người khuyến khích chúng tôi đi nhà thờ nghe cha giảng đạo nhiều nhất là cô Tâm, mẹ của Nguyên. Cô nói đây là cơ hội tốt để các con trau dồi ngoại ngữ đó. Thế là suốt mùa hè năm đó và đến cả niên khóa sau khi tụi tôi chính thức được nhận vào học lớp 12C trường PCT (do Quảng Trị đã tiêu thành tro bụi ) trình độ tiếng Anh của tụi tôi tiến bộ thấy rõ. Những bài luận làm ở trường luôn được điểm cao và cô Tâm thường nói với tôi “thằng Nguyên nói với cô con học khá lắm đó, 2 đứa cố gắng lên nhé”. Nghe những lời động viên của cô tôi thấy nức lòng và càng quyết tâm hơn.
Hồi đó chương trình ban C trung học dạy bộ English For Today cuốn 5 & 6. May là năm lớp 11 thầy Nguyễn Ngọc Cư dạy kỹ nên tụi tôi nắm chắc văn phạm, làm quen với các mẫu câu để viết theo văn phong tiếng Anh. Rồi năm lớp 12, thầy dạy Anh văn là Nguyễn Ngọc Kỳ (giám đốc hội Việt Mỹ ở Đà Nẵng) dạy rất kỹ về cách hành văn, mỗi ngày thầy đều bắt học sinh viết nhật ký bằng tiếng Anh và thường xuyên kiểm tra. Mỗi học sinh phải viết một trang, đứa nào quên không viết là bị cho zero ngay. Lúc đầu đứa nào cũng than vì khó quá không biết viết làm sao, nhưng về sau quen dần, ứng dụng ngay những mẫu câu, từ mới vừa học một cách thuần thục hơn.
Năm 1973, mấy học sinh Nguyễn Hoàng vào học 12C ở PCT gồm Quỳnh, Bích Hường, Thanh Vân, Quảng Trung, Nguyên và tôi đều đỗ tú tài 2. Nói thêm các bạn nữ 11C Nguyễn Hoàng là những bông hoa xinh đẹp vào học PCT vốn là trường chỉ dành cho con trai nên cũng gây xôn xao không ít cho đám nam sinh trong trường.
Đỗ tú tài 2, mỗi đứa vào đại học mỗi nơi: Nguyên,Thành, Quỳnh Hường ra Huế học sư phạm, tôi vào Saigon, chúng tôi xa nhau từ đó. Còn mấy bạn nam 11C như Hành, Mừng, Dũng, Giồng , Hách, Luật … bị động viên vào quân trường, một ngã rẽ khác khắt khe của định mệnh.
Sáng hôm nay 5/3/2011 đang loay hoay làm việc nhà nghe Bích Hường báo qua điện thoại: “Trị ơi, H. đang thắp hương cho cô Hồng, Trị và bạn bè đây. Hôm nay là giỗ TH Nguyên đó”. Sững sờ cho dù bạn mất đã lâu, nhưng sao mỗi lần nhớ đến đều thấy như bạn còn đâu đầy. Ngày trước mỗi lần từ SG ra thăm gia đình ở ĐN 2 đứa không thể không gặp nhau. Thời đó tiếng Anh rất được ưa chuộng nên những giáo viên giỏi và hiếm như Nguyên, Bích Hường rất đắt hàng và được mến mộ. Nguyên dạy và dạy từ sáng cho đến chiều tối hết trung tâm đến nhà riêng nên hầu như ít có thời gian rãnh đi chơi đâu cho nên Hồng Mai, bà xã Nguyên nói "Anh Nguyên bận dạy lắm, chẵng đi đâu được. Chỉ có anh Trị về anh ấy mới bỏ dạy để đi chới với anh đấy thôi”. Đúng là TH Nguyên, một thầy giáo luôn chăm chỉ với công việc.
Ngày Nguyên mất tôi sững sờ như đánh mất một thứ gì quý giá vô cùng. Trên đường từ SG ra Hà Nội công tác tôi ghé Đà Nẵng để thắp hương cho bạn. Ôm thầy hiệu trưởng tôi không cầm được nước mắt. Nỗi đau mất con của thầy, nỗi đau mất chồng của Mai, nỗi đau mất cha của các cháu làm sao mà chịu thấu!
Thế là bạn tôi đã không còn trên đời này nữa rồi. Bảy năm mà như mới đây thôi. Một năm sau ngày Nguyên mất, cũng là năm chú Hà em tôi mất. Hai người cũng là giáo viên giỏi của TP Đà Nẵng, cũng đưa học trò đi thi và cũng gặp nạn trên xe lửa.
Chiều nay buồn quá nhắn tin cho bạn cùng lớp. Q Tuyết nói: tụi mình phải tìm chỗ nào ngồi với nhau để tưởng nhớ T H Nguyên”. Thôi thì hẹn nhau ngày giỗ sang năm bạn nhé.
N.V.T
+ Trần Đai Hành:” Chúng mình là những lữ khách hành, đi và chắc phải trở về nhà.chỉ tiếc Nguyên về hơi sớm- Cầu mong bạn siêu thoát”
+Cao Thị Yến: “ Mới đây mà đã 7 năm từ ngày Nguyên mất. Cầu cho Nguyên được siêu thoát…”
+ Nguyễn Đăng Mừng:
”Nén nhang thắp sáng ngày xưa
Này xưa, ở lổ, như chưa Nguyễn Hoàng
Rồi thì "sự nghiệp" lang tang
Nguyên cùng tôi. Ngủ. Mộng vàng, khác nhau
Cùng chung một chỗ, em chào(hello)
Thu Vàng, Quang Tuyết, lao đao... bài nhài
Phất phơ ngày tháng lai rai
Hoàng Nguyên mơ. Một chuyện dài...khúc nôi”.
Thân tặng cô Hồng và bạn bè 10C NH .
Nguyên học chung với Trị từ năm lên lớp 10 ban C do cô Võ Thị Hồng làm giáo sư cố vấn. Mấy đứa ngồi bàn đầu bên dãy con trai tôi nhớ có Nguyễn Đặng Mừng,Trần Đai Hành, Nguyễn Lang, và Nguyễn Văn Trị. Ba đứa tôi Nguyên, Hành và Trị ngoài giờ học thường đi chơi chung với nhau. Nguyên tính tình bên ngoài hiền lành, ít nói, có pha chút rụt rè nhưng cu cậu khoái hưởng ứng ngầm những trò đùa của NV Trị. Chúng tôi thích thú với môn tiếng Anh và Pháp, trong lúc Mừng, Dũng có thiên hướng về văn chương ngay từ thời ấy, thảo nào Mừng bây giờ trở thành nhà văn.
Kỷ niệm về Nguyên thì nhiều, nhưng không chỉ là chuyện học hành mà còn liên quan đến chuyện rất “hình sự”: Trong một cuốn Nguyễn Hoàng Chân Dung và Kỷ Niệm do Võ Thị Quỳnh biên soạn, Hành nhắc đến kỷ niệm một tối lễ Phật Đản, ba đứa tôi đi theo làm quen VTXD, cô CHS NH dễ thương học sau mấy lớp thì bị mấy tên cũng ngưỡng mộ người đẹp đánh hội đồng một trận bỏ chạy trối chết. Ngày hôm sau gặp nhau còn khoe các dấu tích chiến bại trên cơ thể. (Thế mà mới đây gặp lại XD kể lại thành tích này cô nàng trả lời tĩnh queo rằng hồi đó mấy anh theo D. nào đâu biết!).
Nguyên học hành siêng năng, ngoài ra còn chơi đàn mandolin khá điêu luyện, biết hát nhưng ở lớp, trường không tích cực tham gia văn nghệ. Đến nhà Nguyên tôi ngán nhất là gặp thầy hiệu trưởng do kỷ niệm một lần đến họp tổ làm bài thuyết trình Đoạn Tuyệt. Lúc chúng tôi đang say sưa đọc bài bào chữa của luật sư cho cô Loan phạm tội giết chồng thì thầy về, cả đám “khớp” quá nên im thin thít chẵng chào thưa. Thầy vào phòng xong quay trở ra mắng mấy đứa bây con cái nhà ai vào nhà gặp người lớn không chào? Về sau mỗi lần gặp thầy, tôi là đứa mau mồm mau miệng thưa gởi ngay nên hết bị la.
Nguyên với tôi có nhiều kỷ niệm chung khi gia đình tản cư vào Đà Nẵng vào mùa hè 1972. Thầy hiệu trưởng xin cho 2 đứa vào học dự thính lớp 11c ở trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Giờ ngoại ngữ tụi trong lớp nói tiếng Anh lưu loát với thầy giáo làm tụi tôi đâm hoảng và lo là sẽ không theo kịp. Thế là hai đứa bàn với nhau sẽ quyết tâm bắt kịp chương trình và không chịu thua bạn bè ở PCT. Trong lớp có Thu Thủy , cô bạn mới cao gần 1.8 m có cha là mục sư ở giáo hội Baptist ở đường Nguyễn Hoàng. Thủy rũ tụi tôi cuối tuần đến đó nghe các mục sư người Mỹ giảng đạo bằng tiếng Anh. Hai đứa thầy đây là cơ hội để trau dổi kỹ năng nghe và nói là những kỹ năng mà học sinh ở tỉnh nhỏ thường yếu do không có môi trường giao tiếp nên trở thành “con chiên” ngoan đạo nhất trong giáo hội này. Cứ mỗi chiều thứ Bảy và Chúa nhật tôi ăn mặc gọn gàng chờ Nguyên xách xe Honda lên chở đi nhà thờ. Người khuyến khích chúng tôi đi nhà thờ nghe cha giảng đạo nhiều nhất là cô Tâm, mẹ của Nguyên. Cô nói đây là cơ hội tốt để các con trau dồi ngoại ngữ đó. Thế là suốt mùa hè năm đó và đến cả niên khóa sau khi tụi tôi chính thức được nhận vào học lớp 12C trường PCT (do Quảng Trị đã tiêu thành tro bụi ) trình độ tiếng Anh của tụi tôi tiến bộ thấy rõ. Những bài luận làm ở trường luôn được điểm cao và cô Tâm thường nói với tôi “thằng Nguyên nói với cô con học khá lắm đó, 2 đứa cố gắng lên nhé”. Nghe những lời động viên của cô tôi thấy nức lòng và càng quyết tâm hơn.
Hồi đó chương trình ban C trung học dạy bộ English For Today cuốn 5 & 6. May là năm lớp 11 thầy Nguyễn Ngọc Cư dạy kỹ nên tụi tôi nắm chắc văn phạm, làm quen với các mẫu câu để viết theo văn phong tiếng Anh. Rồi năm lớp 12, thầy dạy Anh văn là Nguyễn Ngọc Kỳ (giám đốc hội Việt Mỹ ở Đà Nẵng) dạy rất kỹ về cách hành văn, mỗi ngày thầy đều bắt học sinh viết nhật ký bằng tiếng Anh và thường xuyên kiểm tra. Mỗi học sinh phải viết một trang, đứa nào quên không viết là bị cho zero ngay. Lúc đầu đứa nào cũng than vì khó quá không biết viết làm sao, nhưng về sau quen dần, ứng dụng ngay những mẫu câu, từ mới vừa học một cách thuần thục hơn.
Năm 1973, mấy học sinh Nguyễn Hoàng vào học 12C ở PCT gồm Quỳnh, Bích Hường, Thanh Vân, Quảng Trung, Nguyên và tôi đều đỗ tú tài 2. Nói thêm các bạn nữ 11C Nguyễn Hoàng là những bông hoa xinh đẹp vào học PCT vốn là trường chỉ dành cho con trai nên cũng gây xôn xao không ít cho đám nam sinh trong trường.
Đỗ tú tài 2, mỗi đứa vào đại học mỗi nơi: Nguyên,Thành, Quỳnh Hường ra Huế học sư phạm, tôi vào Saigon, chúng tôi xa nhau từ đó. Còn mấy bạn nam 11C như Hành, Mừng, Dũng, Giồng , Hách, Luật … bị động viên vào quân trường, một ngã rẽ khác khắt khe của định mệnh.
Sáng hôm nay 5/3/2011 đang loay hoay làm việc nhà nghe Bích Hường báo qua điện thoại: “Trị ơi, H. đang thắp hương cho cô Hồng, Trị và bạn bè đây. Hôm nay là giỗ TH Nguyên đó”. Sững sờ cho dù bạn mất đã lâu, nhưng sao mỗi lần nhớ đến đều thấy như bạn còn đâu đầy. Ngày trước mỗi lần từ SG ra thăm gia đình ở ĐN 2 đứa không thể không gặp nhau. Thời đó tiếng Anh rất được ưa chuộng nên những giáo viên giỏi và hiếm như Nguyên, Bích Hường rất đắt hàng và được mến mộ. Nguyên dạy và dạy từ sáng cho đến chiều tối hết trung tâm đến nhà riêng nên hầu như ít có thời gian rãnh đi chơi đâu cho nên Hồng Mai, bà xã Nguyên nói "Anh Nguyên bận dạy lắm, chẵng đi đâu được. Chỉ có anh Trị về anh ấy mới bỏ dạy để đi chới với anh đấy thôi”. Đúng là TH Nguyên, một thầy giáo luôn chăm chỉ với công việc.
Ngày Nguyên mất tôi sững sờ như đánh mất một thứ gì quý giá vô cùng. Trên đường từ SG ra Hà Nội công tác tôi ghé Đà Nẵng để thắp hương cho bạn. Ôm thầy hiệu trưởng tôi không cầm được nước mắt. Nỗi đau mất con của thầy, nỗi đau mất chồng của Mai, nỗi đau mất cha của các cháu làm sao mà chịu thấu!
Thế là bạn tôi đã không còn trên đời này nữa rồi. Bảy năm mà như mới đây thôi. Một năm sau ngày Nguyên mất, cũng là năm chú Hà em tôi mất. Hai người cũng là giáo viên giỏi của TP Đà Nẵng, cũng đưa học trò đi thi và cũng gặp nạn trên xe lửa.
Chiều nay buồn quá nhắn tin cho bạn cùng lớp. Q Tuyết nói: tụi mình phải tìm chỗ nào ngồi với nhau để tưởng nhớ T H Nguyên”. Thôi thì hẹn nhau ngày giỗ sang năm bạn nhé.
N.V.T
+ Trần Đai Hành:” Chúng mình là những lữ khách hành, đi và chắc phải trở về nhà.chỉ tiếc Nguyên về hơi sớm- Cầu mong bạn siêu thoát”
+Cao Thị Yến: “ Mới đây mà đã 7 năm từ ngày Nguyên mất. Cầu cho Nguyên được siêu thoát…”
+ Nguyễn Đăng Mừng:
”Nén nhang thắp sáng ngày xưa
Này xưa, ở lổ, như chưa Nguyễn Hoàng
Rồi thì "sự nghiệp" lang tang
Nguyên cùng tôi. Ngủ. Mộng vàng, khác nhau
Cùng chung một chỗ, em chào(hello)
Thu Vàng, Quang Tuyết, lao đao... bài nhài
Phất phơ ngày tháng lai rai
Hoàng Nguyên mơ. Một chuyện dài...khúc nôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét