Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Cựu học sinh Hải Lăng gặp mặt Dương thị Ngọc

Các bạn thân,

Trưa qua chủ nhật 28.11.2010 tại nhà hàng Đông Hồ Quận 10, TPHCM, anh chị em CHS Trung học Hải lăng Quảng Trị đã tổ chức liên hoan gặp mặt Dương thị Ngọc trước khi ra lại quê nhà.

Ngoài các anh chị em CHS Hải lăng ở khắp nơi về họp mặt, Nguyễn Hoàng 6471 cũng có đại diện tham dự như Trần Văn Hảo, Châu Hải Dần, Lê Chí Dũng, Hồ Thị Phương Loan, Trần Thị Xuân.

Phải nói anh chị em Hải lăng đã thể hiện một tình bạn thắm thiết qua việc các bạn dù ở xa nhưng vẫn sắp xếp về dự như anh Nguyễn Thõn (Dầu Giây- Đồng Nai), anh Lê Văn Diên (Lý Lịch-Vĩnh Cữu-Đồng Nai), chị Hoàng Thị Diên (Long Thành-Đồng Nai), hay rất xa như chị Thể mãi từ Pleiku cũng có dịp về dự và gặp khá đông đủ bạn bè.

Lâu lâu có dịp gặp nhau, được sự hổ trợ và tạo điều kiện của anh Lê văn Hải -một chs Hải lăng, các anh chị em vui vẻ thoải mái tâm sự với nhiều chuyện vui buồn và những nụ cười thật là hồn nhiên vô tư.

Xin gởi đến các anh chị một số hình trong buổi họp mặt
Chúc tất cả các anh chị vui khoẻ và thắt chặt mối tình bạn ngày xưa, tình hữu nghị Hải lăng-NH6471.

Trần Văn Hảo

Quang cảnh buổi họp mặt

Nguyễn Chiểu đang chúc sức khoẻ Lê Văn Hải, người bên phải Hải là anh Định-một đàn anh Hải Lăng và giữa Hải & Chiểu là Lê Gai
Hoàng Thị Diên đang vui mừng ôm chị Thể từ Pleiku về, Ngọc đứng cạnh Thể
Hàng ngồi : anh Định-Hải
Châu Hải Dần (NH6471) đang cụng ly với anh Hồ Dương qua sự tham gia của Trưởng abn liên lạc CHS Hải Lăng Nguyễn Thõn (đứng giữa)
Đỗ Quyền-Lê Văn Hảo-Lê Văn Pháp-cháu Dương Lê Viết Quý (con trai Dương Viết Phước)
Chị Gái-chị Hoàng thị Diên (người cầm ly)

anh Lê Văn Diên từ Vĩnh cửu Đồng Nai về dự



Dù đã biết nhau từ lâu nhưng mãi hôm nay Trần Văn Hảo mới được uống chào nhau với Hồ Dương



4 cô bạn gái một thời : Gái-Diên-Thể-Ngọc



Từ trái qua : Lê Hải-Chí Dũng-Lê Gai-Hồ Dương



Đứng : Thõn-Gái-Quyền-Diên
Ngồi : Chí Dũng-Thể-anh Định



anh Thõn đang rót rượu mời từng người
Hàng ngồi : Châu Hải Dần-Nguyễn Chiểu-Ngọc

Đứng : Lê Văn Hảo-Lê Gai- Lê Văn Hải
Ngồi : Chị Gái-chị Thể- Ngọc



Trưởng ban Thõn với Nguyễn Chiểu



Chiểu đang uống với Lê Hải



3 cô gái NH6471 : Phương Loan-Thị Xuân-Thị Ngọc



Lê Văn Hảo-Trần Văn Hảo



Đứng : Châu Dần-Lê Hảo
Ngồi : Ngọc - Thõn - Trần Hảo



Đứng : Châu Dần -Trần Văn Hảo
Ngồi : Phương Loan-Thị Xuân-Ngọc-anh Thõn



Lê Chí Dũng chúc mừng Thể từ Tây Nguyên về
Hàng ngồi : Thể-Ngọc-anh Định-Lê Hải



Chị Gái-Thể-Ngọc



Thõn - Chiểu - Trần Hảo



3 cô gái NH6471 cận cảnh : Loan-Xuân-Ngọc



Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

NH ĐÀ NẴNG DỰ TIỆC CƯỚI TRƯỞNG NỮ CỦA NAM ANH

Hôm nay, thứ Sáu 25/11/2010, NH Bùi Ngọc Nam Anh và phu nhân Hoàng Lệ Chi tổ chức đám cưới cho trưởng nữ Bùi ngọc Minh Châu sánh duyên cùng chú rể Phạm Quý Mười tại nhà hàng Phoenix và mời BLL NH Đà Nẵng đến tham dự.

Đến dự tiệc cưới có quý thầy Hồ Ngọc Thanh, Nguyễn Thiện Lữ, Hồ Sĩ Đoàn, Nguyễn Ngọc Bôi, Võ Văn Bồi và các cựu HS gồm các anh chị Thái Tăng Phương, Lê Phúc Khàn, Hồ Xuân Lộc, Lê Đông, Ng. Thị Bạch Thảo, Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Ba, Ng. Khắc Phước, Hồ Sĩ Bình, Lê Văn Lộc, Phan Thị Quỳnh Thủy, Văn Thị Thanh , vợ chồng Bùi Ngọc Ngữ và Bích Hường (Ngữ là cậu của Nam Anh) và đông đảo bà con, bạn bè và đồng nghiệp của hai gia đình.

Ngồi cùng bàn với NH còn có anh Trần Bá Thoại, tiến sĩ - bác sĩ đang công tác tại BV Đà Nẵng.

Tiệc cưới diễn ra long trọng và nghiêm trang theo phong cách các nhà hàng phục vụ tiệc cưới ở Đà Nẵng.

Đây là lần thứ hai Nam Anh gả con lấy chồng. Thứ nữ của Nam Anh đã kết hôn vài năm trước và hiện đang cùng chồng sống ở Bắc Âu.

Xin chúc mừng NH Nam Anh - Lệ Chi và mời các bạn xem một số hình ảnh do Lê Bảo Lâm và Phước chụp tại tiệc cưới.


Nam Anh và phu nhân


Anh Bùi Diễn và phu nhân, bà con với Nam Anh



Thầy Võ Văn Bồi và thầy Hồ ngọc Thanh



Từ trái: Quỳnh Thủy, Thanh, Lý, Ba, Bích Hường, Ngữ




Từ trái: Anh Hồ Xuân Lộc, Phước, thầy Bồi, thầy Thanh



Từ trái: Lê Văn Lộc, thầy Lữ, anh Lộc



Từ trái: Thầy Bồi, thầy Thanh, anh Phương



Từ trái: thầy Thanh, anh Phương, anh Thoại




Chị Bạch Thảo và Quỳnh Thủy


Từ trái: Thanh, Lý, Ba, Bích Hường



Ngữ và thầy Bôi




Từ trái: Thầy Bôi, thầy Đoàn, anh Khàn, chị Bạch Thảo


Lê Thị Ba và Hà Bích Hường




Chú rể-cô dâu cùng gia đình hai bên.



Chú rể- cô dâu và gia đình đến cụng ly chào NH.


Chú rể- cô dâu và gia đình đến cụng ly chào NH.



Nam Anh, đứng giữa anh Trần bá Thoại và anh Lê Đông, đang nâng ly chào NH




Từ trái: Anh Lê Đông, Nam Anh, Bình, Lộc



Chụp ảnh kỷ niệm trước khi chia tay.
HS Bình và Quỳnh Thủy




Từ trái: HS Bình, anh Phương, thầy Lữ, Q. Thủy, B. Hường, Ba, Lộc, thầy Thanh, thầy Bồi



Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

ĐINH TRỌNG PHÚC – KÝ ỨC MÙA LŨ



“Ông tha mà bà chẳng tha

Làm nên cơn lụt hăm ba tháng mười”

(Ca dao)

Thời con nít, tôi vẫn khư khư một ý nghĩ rằng câu ca dao trên chỉ dành riêng về quê ngoại mà thôi . Sao mà không riêng cho được khi hàng năm cứ đúng gần cuối tháng mười âm lịch, bầu trời Quảng Trị chỉ một màn đen xám ngắt, tối ‘sầm sập’ của mưa, của gió, của cái thứ không khí ẩm ứơt nặng nề, tất cả gom lại làm dấu hiệu cho cơn lụt tháng mười đang đến .

Đêm đêm tôi nằm nghe tiếng sấm từ hướng biển, hướng thôn Gia Đẳng , Thôn Ba Lăng hay Long Quang vọng lên, tiếng sấm đó nghe “ùng ục, ùng ục”, thứ âm thanh thật lạ tai mà mệ ngoại tôi thường gọi là ‘sấm đất’ :

“Ôn Trời sắp mần lụt rồi đó,” ngoại tôi thường nói vậy .

Thế là đêm đêm tôi nằm ngủ nhưng tai lại cố lắng nghe tiếng sấm “đất’ đầy bí ẩn đó. Tiếng sấm như dưới lòng biển phát ra, dội lên chân trời hướng đông. Thỉnh thoảng tôi ghé mắt nhìn ra khe hở của khung cửa sổ, những tia chớp chốc chốc lại lóe lên chân trời đen thẩm. Lại cũng tiếng ‘ùng ục , ùng ục’ từng hồi, trời trở mình như muốn báo rằng: mùa lụt đang về:

“Đêm đêm chớp bể mưa nguồn

Hỏi ngưới quân tử có buồn chăng ai ?”

(Ca dao)

“ Chớp bể mưa nguồn …” ư ? Câu ca dao này xét cho cùng, đó là kinh nghiệm lâu đời của người miền Trung, ở đây lại càng trùng hợp với quê ngoại tôi một lấn nữa. Ban ngày hướng mắt lên Trường Sơn, tôi chẳng còn thấy màu xanh bất tận của núi rừng như trong mùa hạ nữa. Hướng đó lúc này chỉ là một màn trời đen nghịt: MƯA NGUỒN, mưa đang che núi, phủ rừng ngày này qua ngày khác, liên tu bất tận suốt một tuần. Mưa, mưa lớn lắm, những màn mưa khổng lồ trên đó che luôn cả ngọn núi cao; Động Ông Do, đỉnh Đầu Bò không còn thấy dạng. Tôi còn nghe tiếng sấm sét từ trên đó vọng về. Và rồi cái sự kiện ‘vĩ đại’ mà tuổi nhỏ của bọn tôi hằng mong đợi trước sau gì cũng đến, phá tan nét tĩnh lặng, trầm buốn cái xóm tên là Cửa Hậu thân yêu muôn thuở :

- “Lụt, lụt, bây ơi, đi coi lụt.”

Tiếng mấy thằng bạn tôi í-ới kêu nhau ngoài ngõ.

Có gì thích thú cho bằng mỗi năm lũ bạn chúng tôi được dịp cùng nhau chạy về hướng bờ sông coi lụt, để được lội nước, được thỏa thích chứng kiến những gì dữ tợn nhất của ‘ôn Trời’ .

Con đường Lê Văn Duyệt chẳng bao xa là đến giáp với đường bờ sông ngang cống Quân Cụ thông ra sông . Người ta đi coi lụt khá đông, giữa đường họ râm ran hỏi nhau :

- “Lụt năm ni to hơn năm ngoái khôn hè ?”

-“To hơn chơ nị! ”

Riêng bọn tôi cứ cắm đầu, cắm cổ cố chạy cho nhanh, cho mau đến bờ sông.

Ôi chao ! Mới mấy tuần núp trong nhà tránh mưa, trốn gió, giờ ra đây mới thấy giòng sông hiền lành đó đã biến đổi không biết khi mô .

Con sông nhỏ bé giờ chỉ là một biển nước đỏ ngầu, nước mô trên rừng trên núi, nước Trường sơn trùng trùng điệp điệp đổ về dưới “ni răng mà dữ tợn ?” Nước mênh mang, nước vây khắp chốn, giòng chảy xiết không bến chẳng bờ. Chênh chêch bên kia Bãi cát Nhan biều mất tăm, không còn dấu vết, chỉ còn mấy rặng tre còn ngoi ngóp như cố vươn lên làn nước trên rừng đang hùng hổ tràn về mà thôi. Giòng nước đục ngầu, càng lúc càng chảy băng băng, nó cứ cắm đầu cắm cổ trôi nhanh về biển. Giữa giòng vô số xoáy nước, to có, nhỏ có cứ quay cuồng xoắn tít. Rồi còn thêm vô số thân lau xác lách cứ thế mặc sức theo giòng nước. Chúng như xô đẩy nhau, thi đua trôi thật mau về thăm biển cả Thái Bình. Thỉnh thoảng theo làn nước dữ kia, nhấp nhô mấy cấy gỗ mục trên rừng trôi về. Nhà ai đó thật gan, nghe đâu vớt được cả đống củi trời cho này . Thuở này thiên hạ còn nấu ăn bằng củi, nên gỗ rừng khi trôi về xuôi tấp một mớ vào bờ khiến họ mừng rơn .

Tôi hướng lên Cầu Ga, vẫn còn hình dáng đen xì của chiếc cầu quen thuộc đó. Nó vẫn an toàn, đứng vững , nối nhịp thương yêu hai bờ nam bắc.

-“ Năm ni, chắc nước khôn vô chùa mô hỉ ?"

Một ông già vừa đứng cất rớ kiếm mớ cá nước lụt vừa lo ngại nói với bọn tôi như thế .

Ngoảnh nhìn hướng cống chùa Tỉnh Hội nước còn một chút nữa là đến cổng Tam quan, bãi cát trước chùa thì hoàn toàn mất hẳn, nước đang mấp mé bờ đường .

Phía đập Rì Rì thì không còn nữa, giòng lụt đã cắt ngang. Hướng phía Sãi chỉ còn nhìn thấy hình bóng lũy tre mờ mờ, cong cong - biết tin gì không dưới nớ? Nước lụt ngăn cách đôi bờ. Chẳng ai dám liều mạng băng mình qua giòng nước đang xé đập RÌ RÌ tràn vào nhánh sông Vĩnh Định. Không ai qua được đoạn đập non nửa cây số bị nước cắt ngang. Tầm mắt tôi gắng nhìn bờ tre phía Sãi như đang rướn mình chịu đựng, oằn oại, cố hết sức ngăn cản giòng nước dữ đang muốn xô đẩy hất tung tất cả để xoáy vô làng .

Tuy người ta biết lụt sẽ hết, nước sẽ rút dần thôi, thế mà khoảng thời gian bị cách chia không về được làng , không lên được Tỉnh, họ xem chừng lâu quá, như cả cuộc đời. Hai bờ lóng nhóng những người thân đang nhấp nhỏm chờ cơn nước rút, họ tưởng chừng như vĩnh viễn xa nhau thật sự đến nơi.

Giờ thì tôi thích thú nhìn mấy con cá trắng nhảy đang nhảy long chong trong cái rớ mà ông già vừa cất lên. Ông già rung rung cho mấy cọng rều rớt lại xuống nước, đùn mấy mấy chú cá trắng xuống tận đáy lưới, phần nhiều là diếc. Ông già vội hắt hết vào cái vợt nhỏ, xong ông bỏ cá vô cái oi đeo bên thắt lưng. Nhìn mấy con cá trắng làm tôi nhớ đến tô cháo cá diếc với bụng trứng béo ngậy vàng hươm mà mạ tôi thường hay nấu vào mùa này.

Xem chừng nước càng lúc càng dâng cao. Tôi lại nghe phía sau, mấy con đường nhỏ trong xóm Heo (cái tên xóm Heo, oái ăm thay lại gần xóm Chùa Tỉnh Hội, khi nghe tiềng chuông công phu buổi sáng thế là dân trong xóm thức giấc, nhưng lại thúc giùm ông thợ mổ heo luôn thể ; thật là chuyện khó lòng cho các thầy lúc này không sao giải trừ được nghiệp SÁT SINH ) người ta bắt đầu lội nước , xóm thấp hơn mặt đường xe chạy nên nước trong xóm có nơi sâu ngang ngực . Xế trưa nước bắt đầu mấp mé tràn lên đường. Ngang Cống Quân Cụ trước mặt Ty Thú Y giờ này nước đã tràn qua thật rồi. Vài con cá, tôi không biết cá gì, lại “bon chen” trườn mình theo làn nưóc lấp xấp trên mặt đường băng ra sông .

Thằng Mẹo, một đứa trong bọn tôi vắng đi một hồi không thấy hắn đâu, thì ra hắn đang hì hục kéo một nhánh phượng gãy thật to đem về nhà làm củi. Cái thằng !

“ Ngó rứa mà thương nhà hắn dữ thiệt a , thật là thằng con có hiếu , đi chơi lụt hắn cũng không quên chuyện kiếm củi về cho mạ hắn,” tôi nghĩ thầm trong bụng.

Giữa giòng nước đang chảy băng băng đó tôi lại thấy nhấp nhô một thân cây rừng thật lớn. Ai cũng xuýt xoa chỉ trỏ, tiếc cho một cây củi khống lồ, ước chi nó tấp được vào bờ. Riêng tôi thì chẳng màng chi thứ viêc người lớn; con nít như tôi chỉ một cái thích: lội qua - lội lại trên làn nước đang băng qua hai cái cống:Trại quân cụ, và Ty thú y mà thôi. Nước tràn qua mặt cống khá mạnh, vừa lội tôi vừa hồi hộp, tim đánh liên hồi sợ nước cuốn tôi xuống sông trôi về biển mất thôi.

Cũng còn may, khi lụt về đến đồng bằng thì trời lại ngưng mưa. Nhưng chính thời điểm này lại là lúc bao nhiêu nước trên nguồn dồn hết về đây. Nước đang tràn vào sông đào Vĩnh Định, nước sẽ ngập đồng ruộng An Tiêm , Hạnh Hoa và luôn cả cánh đồng sau xóm Cửa Hậu bọn tôi nữa đó.

Đây cũng là dịp trong xóm tôi nghe chừng rộn ràng, bát nháo hẳn lên vì cái chuyện đi nơm cá ngòai đồng. Hàng năm vào lúc lụt như thế này, rất nhiều cá gáy theo cơn nước lụt lên đồng tìm chổ đẻ trứng. Thỉnh thoảng chúng nó như ‘tức trứng’ thi nhau quẫy trên mặt nước. Đứng xa người ta còn thấy cá quẫy, dân trong xóm đua nhau cầm nơm bươn bả nhào tới, tiếng la tiếng hét loạn xà ngầu. Trên cánh đồng giờ này người nơm cá rất đông, nước ngập quá bụng mà chẳng ai lo chi chuyện ướt và lạnh. Có ai đó chém được một con gáy thật to. Có người khi nơm được một con quá to, mừng quá la toáng lên kêu bà con tới phụ bắt .



Thằng Mẹo xóm tôi, cái thằng coi bộ việc chi cũng rành. Hắn không biết kết xong từ lúc nào cái bè chuối thật to. Hắn vừa chống bè vừa khoái chí kêu tôi cùng lên bè đi chơi với hắn. Tôi là thằng “nhát gan thỏ dế” làm gì dám nghĩ tới chuyện lên bè với hắn .

Nghĩ cũng tội nghiệp cho cái xóm mới mọc lên sau này, nhà họ sát cánh đồng, bìa ngoài xóm Hậu của tôi. Họ đang bị cái họa “ách nước tai trời” đày đọa, phải đi tránh lụt, phải đi xin “ăn nhờ ở đậu” ít ngày tận xóm ngoài tức mấy chục nóc nhà “cố cựu” cạnh con đường nhựa tức là con đường Lê Văn Duyệt trước Cửa Lao Xá. Xóm ngoài này may mắn không bị nước lụt “xâm lăng”. Dĩ nhiên không ai nỡ lòng từ chối, xóm giềng mà !

Ai chà ! cái thích của bọn tôi xem ra cũng ‘ác’ vì bọn tôi sao lại mong cái cảnh lụt lội như thế này mãi để chạy đi xem, đi chơi, đi lôi lụt; trong lúc bà con mình sau xóm lại đang vất vả ngược xuôi khổ sở trăm bề ! Nhưng xét cho cùng thì chính Ôn Trời gây họa chứ ai vô đây nữa ! Lũ con nít bọn tôi chỉ là vui ‘ké’ mà thôi !

Cái nhà thằng Bốn (NguyễnVăn Bốn), cùng lứa với tôi. Ba hắn có xe đò QuảngTrị- Huế. Năm vừa rồi chú Ba, ba hắn (nhưng hắn vũng kêu chú vì kiêng tên) mới xây xong cái nhà ngói thiệt to sau xóm vì ba hắn bán nhà cũ ngoài đường mua đất sau đồng này có vườn tược rộng rãi vui thú tuổi già. Nền nhà thằng bạn ‘nối khố’ này xây lắm công phu và tốn kém rất ‘hung’. Cát đổ nền, ba hắn (tức là chú hắn) thuê xe lấy tận bờ sông chở về, mất cả tháng trời mới xong . Nội cái nền không thôi đã cao hơn một mét thế thì làm chi có chuyện nước lụt làm ướt đồ đạc trong nhà hắn được. Xóm Hậu “Mới” này chỉ có nhà thằng Bốn không lo cơn lụt mà thôi, chiếc xe hàng (xe khách) ba hắn (tôi lại quên nữa! của chú hắn) thì tạm thời ‘lánh nạn’ ngoài đường ‘quan’ tức là con đường nhựa Lê Văn Duyệt đó. Còn lại đa số bà con ngoài này chỉ toàn là ‘tạm cư’ bởi thế mới long đong . Bà con dưới làng mấy năm nay chạy lên chạy về tránh bom tránh đạn, đi riết một hồi không biết làm chi ăn nên đành phải ở lại Tỉnh luôn. Số bà con này mang kiếp ‘tản cư ‘ nên nhà cửa đương nhiên tạm bợ, cái lợp tranh , cái lợp tôn , “lỏng chỏng, le te”. Vợ con gia đình nhiều phần ăn theo đồng lương lính tráng, kiếm được đồng nào xào đồng đó nên vách nhà của họ thì tôn có, ván ép Mỹ cũng có , tạm che gió lánh mưa mà thôi cần chi cho đẹp. Nhà cửa tạm dung thân, vì thế nên dựng vội xây vàng bên mé ruộng bờ ao nên nền nhà mới thấp lè tè, cơn lụt mới lên mà nước đã liếm tận vạt giường khiến bà con mất ăn bỏ ngủ .

Lội bì bõm dò theo con ĐƯỜNG NGỰ (đường ngày xưa vua trong Huế có ra thăm Thành Cổ vua không biết niên hiệu nào ngài có ngự ra thăm cánh đồng này. Đường đắp cao và to cho vua ngự nên gọi là Đường Vua Ngự hay là Đường Ngự). Tôi chỉ thấy cánh đồng thân yêu giờ đã loang loáng nước. Nước phủ tràn trề, từ con sông Vĩnh Định chặng thôn An Tiêm mênh mông lan đến xóm Tiêu xóm thằng Hiệp (Lê Văn Hiệp đang ở tại San Jose) vươn đến xóm Hậu của bọn tôi và lao qua đến tận thôn Hạnh Hoa “lãnh thổ” của thằng Hậu (Nguyễn Hậu đang ở tại Hayward CA). Đứng mé xóm sau tôi thấy giờ tất cả chỉ là một màn nước đục giống một cái đầm vĩ đại mà Ông Trời sau một đêm đã tạo một “cảnh biển dâu” như vậy đó .

Những làn sóng nhỏ lao xao, nước cũng đục ngầu. Theo làn gió nhẹ văng vẳng tiếng bà con đi nơm cá kêu nhau, loáng thoáng vài con chim nhạn bay lướt qua mặt nước.

Tôi nhìn ra thằng Mẹo, hắn như một “anh hùng trên biển cả ” đang chống chiếc bè chuối thật to, công trình “vĩ đại” của hắn. Chiếc bè rong chơi của thằng Mẹo đi men theo mấy vườn chuối sau xóm mà giờ đây mấy vạt chuối đó chỉ còn phần đọt ló lên trên mặt nước mà thôi.

“Cảnh biển dâu?” xem chừng đúng thật: mới ngày nào –mùa hạ - bọn tôi với những cánh diều no gió thi nhau đứa nào cao đứa nào thấp cũng ngay trên cánh đồng này.

Cũng những chiều mùa hạ có gió, lại có thêm sự xuất hiện của con diều cậu tôi. Đây là con diều lớn nhất xóm, nội hai cái cánh thôi cũng dài hơn một mét. Thật là thứ diều của người lớn vì rất khó làm. Nội chuyện cột dây “lèo” dưới ngực nó không thôi để cho con diều bay được cũng khó lắm rồi. Một thứ rất đặc biệt nữa -- nó mang tới 3 ống sáo trên lưng- thứ sáo này một tay ‘nghề’ tận Gio Linh làm ra. Con diều cứ mãi ăn gió bay thâu đêm cùng vơi tìếng sáo nghe “O.. O “ vui tai, bất tận. Sợi dây diều làm bằng loại dây gai loại to, mua trên Chợ Tỉnh mới có, dây cứ căng mãi trong đêm. Đây là thú chơi diều của người lớn, tụi nhỏ như bọn tôi không bao giờ làm được, hơn thế nữa sức yếu làm gì kéo nỗi.

Tiếp đến cái cảnh những thửa đất cày khô nứt nẻ, cảnh mấy bác nhà nông hai thôn Hạnh Hoa, Cổ Thành đập đất bằng cái chày vồ. Những tảng đất cày to lớn, được cày lật lên từ lâu, khô cứng dưới ánh nắng gay gắt mùa hạ. Những cái đập đều tay chắc nịch, đầy bụi mờ, rồi những giọt mồ hôi mệt nhọc, mấy bác kiên trì đập mãi cho xong thửa đất.

Đó là chuyện mùa hè, mùa nghỉ học, mùa thả diều, mùa đá rế, mùa của trò chơi ‘đá lon’ hay “ hô la manh” (haut –la main ?).

Thu đã qua, lũ bạn tôi đi học lại ít tháng thì trời chớm đông. Tháng mười, giờ trước mắt tôi đang là mùa lụt, mùa của “ông tha mà bà chẳng tha”. Tuổi nhỏ rong chơi, vô tư vui thú trong cái nhịp điệu nắng mưa của trời đất, của một miền Trung khô căn cát đá, nắng dãi mưa dầu. Bữa cơm mùa lụt, chợ đò ít đông nên món ăn chẳng có chi. Có khi bữa cơm chỉ là mớ cá “lòng tong” mạ tôi kho sỗi với ít ớt, ít gừng nhưng sao ngon miệng lạ lùng.

Thời gian qua nhanh, băng băng như giòng lụt năm xưa đó. Những thăng trầm thời cuộc kéo thêm những lở lói của núi rừng Trưòng sơn cùng những loang lổ của lịch sử và luôn cả tâm hồn nhân thế .

Trường Sơn loang lổ, bị ‘lóc da xẻo thịt’ từng ngày. Thiên hạ còn đốt phá rừng xanh chạy theo miếng cơm manh áo. Bởi thế từ phương xa, mỗi khi tôi nghe tin lụt quê hương, ôi chỉ toàn là tin chết chóc thảm thương. Lụt mỗi năm mấy trận, lụt “răng lụt mãi rứa hè?”, trận này chưa dứt thì tiếp nối trận kia, lại còn hung hãn tàn ác khác xưa nhiều lắm. Những cơn lụt “Thế Kỷ-thuật ngữ sau 1975” thứ lụt mà cả đời ông già bà lão cũng chưa từng ‘chộ’, chết chóc, nhà trôi, người dân quê ngoại tôi hôm nay quá nhiều thống khổ, vừa qua chiến tranh bom đạn giờ thì lại vật vả, lo âu, hồi hộp theo từng trận mưa cơn gió và cứ thế hàng năm cái đói cái lạnh, thiếu ăn rách nát sao mãi đi cạnh cuộc đời ?

Tôi lại càng nhớ câu hát ngày xưa mà cậu tôi thường nghêu ngao:

“ …quê hương em nghèo lắm ai ơi

mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn,”

(Phạm đình Chương)

Sông Hương hay Thạch Hãn cũng giống nhau, cũng nước trong leo lẻo, giòng chảy lững lờ và giống nhau hơn hết là cùng nghèo cùng khổ như nhau. Xa nhau chẳng mấy dặm đường, quê Nội tôi có giòng Hương giang thơ mộng và quê Ngoại tôi, nơi tôi sinh ra và lớn lên có giòng Thạch hãn hiền hòa theo năm tháng.

Tiên tri trong câu hát của cố nhạc sĩ Phạm đình Chương vần còn vận vào số mang người dân quê ngoại đến tận bây giờ không hề thay đổi. Quê ngoại vẫn còn, giòng Thạch Hãn vẫn còn , nhưng người dân quê ngoại càng khổ càng lo . Ốm o gầy mòn, thiếu ăn thiếu mặc sao mãi hoài đậm nét. Và càng đói càng thiếu, rừng Trường sơn càng bị đốt phá càng mang thương tật, sứt mẻ, tang hoang. Rồi hàng năm cơn giận dữ của thấn Thuỷ Tinh sẽ mãi gầm thét không thôi. Tháng mười “ông tha mà bà chẳng tha”, muôn triệu khối nước mà Ông Trời trừng phạt sẽ dằn lên những đôi vai còm cõi của dân nghèo, lên những tấm thân khẳng khiu, xác xơ của “mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn” của người dân Quảng Trị .

Và nếu như thế, tôi biết rằng quê ngoại tôi vĩnh viễn không còn cái “thú vui thơ dại ” như xưa được nữa. Một thuở có những tháng mười “ông tha mà bà chẳng tha” bọn tôi tha hồ đi ‘chơi lụt’, đi lội lụt. Nhưng, những cơn lụt ‘dễ thương’ này chỉ có trong quá khứ, một quá khứ mà bọn tôi nhớ mãi suốt đời .

San Jose chớm thu 2008

Đinh Trọng Phúc

__________________

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

NH QUẢNG TRỊ THĂM NGUYỄN HIẾU

Sau khi đọc tin tức trên mạng về hoạt động của các nhóm cựu học sinh NH tại QTri nhằm tri ân quý Thầy Cô hiện sống ở quê nhà, chúng ta cảm thấy nghĩa tình sư-đệ và đồng môn NH thật đậm đà và bền bĩ, cao đẹp, đáng tự hào biết bao!

Nhóm NH 63-71 sau khi gặp mặt để tri ân Thầy Cô ở Ái Tử Triệu Phong lại đưa tin và hình các thân hữu thăm anh Hiếu, một thành viên vô cùng tích cực của NH64-71 (và cũng là thành viên của BLL NH QT mở rộng ) bị ốm đột xuất phải vào viện.


Sáng nay, chủ nhật, tôi đến nhà anh Hiếu để thăm hỏi anh về chứng bệnh đau nhức cột sống mãn tính của anh trở nên dữ dội trong những ngày vừa qua. Nay anh tạm bớt đau về nhà điều trị. Anh lấy ra hai ảnh city cắt lớp phần bị thoái hóa phần đốt sống gần yết hầu. Anh cho biết nhiều luc đau quá không thể quay người được. Các anh chị nào đã trãi nghiệm xin tư vấn cho anh Hiếu với.


Anh Hiếu cũng trao đổi về hoàn cảnh của gia đình cố NH Võ Thìn - anh vừa xa khuất đúng 49 ngày, để lại một đàn con trong tuổi ăn học đang non dại. BLL NH QT và
nhóm NH64-71, cùng các thân hữu quý mến của anh Võ Thìn quan tâm tìm cách hỗ trợ bằng cách cấp học bổng cho các cháu đang học Đại học. Chúng ta tưởng nhớ bạn và giúp bạn nâng bước chân của đàn con đi tới trên con đường học tập .


Chúng tôi chia tay nhau lúc 11h30 và hẹn sẽ gặp lại để bàn tiếp những vấn đề liên quan đến những đồng môn NH còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.


Cháu gái của anh Hiếu đã ghi một tấm hình : Anh Hiếu, Cô Nghĩa, vợ anh Hiếu và NH Đỗ Tư Nhơn đại diện cho BLL NH QT.

ĐỔ TƯ NHƠN



Ngày Nhà Giáo 2010

Tặng những học sinh và sinh viên Việt- Mỹ- Nước Ngoài đã học với tôi .

Trần Kiêm Đoàn



Xin cám ơn Thầy như nắng mới

Tưới xuống đời con giữa bể dâu

Bao lần Thầy lắng nghe con nói

Dẫu cho vụng dại chẳng đuôi đầu

Tưới tẩm tình thương xuống đời con

Dẫu cho nhân thế chẳng ai màng

Riêng Thầy mang đến niềm vui trọn

Lấp lánh lòng con ánh ngọc vàng

Ví thử như không được có Thầy

Đời con xa lạ giữa cô đơn

Nhân gian không đủ lời xưng tán

Ý nghĩa ơn Thầy đối với con

Vô biên ân đức cao dày,

Công Cha, Nghĩa Mẹ, Ơn Thầy nghìn thu

******************

Teacher’s Day 2010

Thank you, my teacher, for being there
At times when skies were gray
Thank you, my teacher, for lending an ear
When I had things to say


You showered love on me lavishly
When no one seemed to care
You brought me joys untold
To fill my heart with moments of gold

I would have felt isolated and lonely
If you had not been there
I lack the words to let you know
How much you mean to me,


But I will profusely thank Best for you
Until the Eternity.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Đón Dương thi Ngọc và Ngô Thị Lệ Hà

Chào các bạn,

Trưa qua chủ nhật 21.11.2010 NH6471 có một buổi họp mặt mini đón Dương thị Ngọc từ Quảng trị vào và Ngô Thị Lệ Hà từ Bảo lộc xuống tại nhà hàng Hải sản CMC home (phía sau siêu thị điện máy Nguyễn Kim Tân Bình).

Vì có một số bạn đã tranh thủ đón Ngọc từ khi mới ở Quảng trị vào (nôn nóng đón hay sợ anh em ..phát hiện gì đó không biết), vả lại ngày chủ nhật trong mùa cưới, ngày lễ nhà giáo nên hôm qua số bạn tham dự cũng không được nhiều.

Đến dự có Trần Văn Hảo, vợ chồng Bùi Phước Vĩnh, Hồ Thị Phương Loan, Lê Gai, Lê Chí Dũng, anh Thao và anh Lê Hải bạn học Hải lăng với Ngọc, ngoài ra còn có chị Cao thị Nguyên người thân của Ngọc từ những ngày sau 1975
Tuy ít người nhưng những câu chuyện về tình bạn cũng râm ran không kém, đặc biệt phát hiện Lệ Hà có một trí nhớ tuyệt vời, ngồi đọc vanh vách tên họ của 37 học sinh nữ của lớp đệ thất 2 (1964-1965) đến đệ tứ 2 (1967-1968), ngoài ra bạn Lê Hải cũng là một tay kể chuyện vui hết ý nên rôm rã tiếng nói cười trong suốt buổi tiệc.

Sau đó anh chị em kéo nhau về nhà Bùi Phước Vĩnh uống trà và tan hàng lúc 15.45 giờ cùng ngày.

Gởi đến quý bạn một số hình ảnh trong buổi họp mặt.

Chúc vui khoẻ và tình NH6471 luôn được nồng ấm.

Trần Văn Hảo


Toàn bàn tiệc : Trái : Phương Loan-Lệ Hà-Ngọc-Hảo-Chí Dũng-Lê Hải
Phải : Chung /vợ Vĩnh-chị Nguyên-Lê Gai-anh Thao
Ngọc đang tâm tình với Lê Hải, tại đây chúng ta mới phát hiện 2 chữ "Yêu nhau" sau 40 năm chờ đợi
Loan-Hà-Ngọc-Hảo-Chí Dũng-Hải
Chí Dũng tranh thủ tâm tình với Ngọc và Lệ Hà
anh Thao-Lê Gai-Bùi Vĩnh-chị Cao Nguyên-vợ Vĩnh
Loan-Ngọc-Hà
chị Nguyên và Chung -vợ Vĩnh
chị Nguyên và Ph.Loan
Hảo-Loan-Ngọc
Hảo-chị Nguyên-Loan-Hải
anh Thao-Ngọc-Chung-Vĩnh-Lệ Hà-Lê Gai
Chụp chung trước khi tan tiệc
Chụp chung trước khi ra khỏi quán
Các cô tại nhà Vĩnh
Chụp chung tại nhà Vĩnh

Người theo dõi