Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

THƠ XƯỚNG - HỌA

Chép từ Blog của HAOVANPHONG

Bài xướng: Gửi người tôi thương

Xưa kia rượu hứng nổi vần thơ.
Vui thú đàn ca với kiệu cờ.
Chén bác, chén tôi nâng đến mắt.
Đáy hồn váng mộng dậy trong mơ.
Thời nay nhậu nhẹt ... thân đày đọa.
Thứ ấy say nhèm ... xác vất vơ.
Mắng vợ, đánh con, gây gổ khắp.
Môi mềm. miệng cứng, nói u ơ ./.

Hoàng Đằng
16/8/2010

Họa 1


Khi vui xướng họa mấy câu thơ ,
Gặp gở tri âm có rượu cờ .
Nhấm nháp đôi chung , xe lạc nước .
Chuyện trò dăm ý , pháo lơ mơ !
Cầm kì , thú ấy người tao nhã
Thi tửu , nào cho kẻ bá vơ ?
Tiêu khiển cũng do người tốt xấu
Chuyện lành hóa dữ vẫn ngon ơ !

Nguyễn Văn Tương
16/8/2010

Họa 2

Tao nhân mặc khách, rượu và thơ
Nhấp chén quỳnh tương, một nước cờ
Thời sự hàn huyên ,trăng với gió
Văn chương tâm sự , mộng và mơ
Giờ đây đổi khác, con như bố
Cụng chén dô dô, nói vẩn vơ
Rượu phí uống vào thêm tốn sức
Ngôn loạn tuôn ra quá ú ơ!

Trần Hào


Họa 3

TỰ CẢM


Tâm tình hướng đọng dệt nên thơ
Tự cảm như ta chậm nước cờ
Cuộc sống bon chen dường uể oải
Tiếng lòng mãi vọng tưởng đang mơ
Một đời bươn chải bao chìm nổi
Nửa kiếp phiêu bồng chuyện bá vơ
Đã thế đâu chơi cùng sự thế
Nghêu ngao khúc hát điệu à ơ


HỒ TRỊ




Họa 4

Vô đề

Trăn trở để rồi lại thẩn thơ

Thế gian từng trãi những bàn cờ

Thắng thua được mất không hề ước

Thành bại hết còn nào có mơ

Ngẫm lại tuần hoàn điều vớ vẩn

Suy đi hoán chuyển cái vu

Xóa mau ván cũ làm keo mới

Xuống chó lên voi vinh nhục ơ


Võ sĩ Quý




Họa 5


Trên đời thú nhất bạn văn thơ
Gặp gỡ ôi thôi bụng mở cờ
Câu chuyện thao thao toàn sự thật
Nỗi niềm tửng tửng ngỡ cơn mơ
Tình đời vẫn đậm bao tha thiết
Việc nước sao đầy những bá vơ
Còn sức còn đôi câu phù thế
Không đành ngậm miệng mãi u ơ

Ngpvinhba



Họa 6

ĐÔI LỜI

Qua đây đọc cảm những vần thơ,

Thêm hứng thắng luôn mấy cuộc cờ,

Mới biết anh hùng đâu cõi mộng,

Nào hay kẻ sĩ vẫn trong mơ.

Chu choa giỏi rứa sao lơ láo.

Chèn đét tài ri cứ vẫn vơ.

Thời thế phải chăng chưa ái mộ,

Nên ai đó phải ngọng u ơ!


ÚT XE ÔM (comment của nhatthuyh)




Họa 7

Cảm thán


Cuộc đời không phải một vần thơ
Tranh nhau danh tiếng một quân cờ
Lận đận lắm khi tràn nước mắt
Lao đao nhiều đận ngỡ là mơ
Bút nghiên bỏ xó về quy ẩn
Danh lợi không màng quyết chẳng vơ
Về quê tìm lại ngày xưa cũ
Góc sân trải chiếu ngủ mình ơ

Nhánh lan Rừng

Tiếp Văn Ngoạn

Đường vào nhà Văn Ngoạn ở làng Long Hưng

Nguyễn thị Tỵ đang tâm sự với con gái của Văn Ngoạn vừa mới thi đỗ vào trường ĐH Kinh tế Đà nẵng, sau đó trao quà của NH6471 mừng cháu
Nguyền thị Tỵ và con gái của Văn Ngoạn

Ngoạn cùng các NH6471 dự gặp mặt đầu xuân Canh Dần

Ngoạn tại nhà Nguyễn Hiếu

Một góc Làng Long Hưng, quê của Văn Ngoạn

Các bạn thân mến

Chiều qua thứ năm 30.09.2010, Văn Ngoạn học từ đệ thất 4 đến đệ tứ 4 (từ 1964 đến 1968), đệ tam B4 (68-69), đệ nhị A3(69-70) hiện đang ở Long Hưng Quảng trị vào Saigon thăm con đang học tại Đại học Ngân hàng có ghé nhà thăm tôi.
Trao đổi thăm hỏi tình hình cá nhân và anh em NH6471 Quảng trị, Ngoạn muốn gặp anh em NH6471 Saigon để tâm sự thăm hỏi nhưng thấy trời tối quá vả lại Thủ Đức quá xa Saigon, có báo chắc cũng ít anh đến nên anh em chúng tôi kéo nhau ra một quán nhỏ ở Thủ Đức và gọi Lê Gai (thành viên 6471 hiện đang ngụ tại Thủ Đức) đến lai rai, sau đó gọi thêm được Lê Văn Tuấn hiện đang trọ tại Dĩ An góp mặt.
Ngoạn chỉ lưu lại saigon hôm nay, ngày mai sẽ ra lại quê, không có cell phone, các bạn muốn liên lạc có thể qua cell phone của con trai Ngoan số 0167.683.0519, xin thông tin các bạn rõ và gởi các bạn xem một số hình ghi được
Chúc vui khoẻ
Trần Văn Hảo


Anh Văn Ngoạn tại nhà Hảo



Hảo và anh Ngoạn



anh Ngoạn và Lê Gai tại quán



3 anh em đang tâm sự



Lê Văn Tuấn đến góp mặt

Khi Hiếu đang post bài này lên Nguyễn Hoàng 6471 thì có thư của Trần Hiệp,người đồng hương của Văn Ngoạn gửi cho Trần văn Hảo và các bạn, xin đăng lên.

Hi Hao va cac ban
Cám ơn Hảo đã post hình cua Ngoan len group
Mình va Ngoan dân cùng làng, tan truong cùng chung lối về
chưa gặp nhau từ ngay rời Nguyenhoang
Hôm nay mới nhìn ki lai dung nhan cua Ngoạn-
Có le nhieu con nên dấu vết *nợ đời* hằn sâu trên khuôn mặt
Câu chúc ban Ngoan nhieu sức khoẻ va hạnh phúc
Hiep



TRẦN HIỆP - ẢNH CHỤP TRÊN ĐƯỜNG CHỞ CON ĐẾN TRƯỜNG




















Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

TRẦN XUÂN AN - QUANH VẤN NẠN LỊCH SỬ: KẺ CÁT CỨ HAY ANH HÙNG MỞ CÕI?



(những ý tưởng ngoài lề
khi đọc tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” của Tố Hoài)



Mười hai tuổi rưỡi, tôi rời xa gấu áo của mẹ và quê nhà Quảng Trị. Vì thế, tôi không được vinh dự mang trên ngực áo trắng học trò thời trung học danh tính của một nhân vật lịch sử — Nguyễn Hoàng (1524 – 1613) — vốn là niềm tự hào của Quảng Trị, của cả Đàng Trong, rồi của cả nước hơn ba trăm năm (1558 – 1885…), và còn âm hưởng mãi đến sau này.

Thế rồi, sau Ngày Thống nhất đất nước (1975), những học sinh và cựu học sinh Trường Trung học Nguyễn Hoàng đồng hương phải bóc tên ông ra khỏi ngực áo hay kỉ niệm của mình.

Mặc dù tôi không là học sinh của ngôi trường mang tên ông, tôi cũng biết có những thập niên niềm tự hào ấy trở thành nỗi trăn trở, nhức nhối sử học, không phải bên ngoài mà phía trong ngực áo của nhiều người, không chỉ ở Quảng Trị mà trên cả mọi mảnh đất Tổ quốc.

Sự thật một thời vừa qua là vậy đó.

Gần đây, giới sử học gần như đã phục hồi danh dự cho nhân vật Nguyễn Hoàng. Sách báo mới xuất bản, ấn hành không còn gọi ông là kẻ cát cứ, chia cắt Đất nước thành hai đàng, Đàng Trong và Đàng Ngoài. Với cái nhìn lịch sử – cụ thể, sử học không còn bị chi phối bởi đường lối chính trị thời tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975), Nguyễn Hoàng hầu như đã được phục hồi danh dự (tôi nhấn mạnh): Nguyễn Hoàng lại là người anh hùng mở cõi.



Cách đây một tháng, tôi được anh Tố Hoài tặng cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh, “Ký tự chìm trên bia đá cổ” (Nxb. Thanh Niên, 12-2009). Trong tiểu thuyết này, với lời tự ngỏ đầu sách, người đọc ngỡ anh viết về Nguyễn Diễn (1), con trai của Nguyễn Hoàng. Nhưng cả cuốn tiểu thuyết lại không phải như vậy. Nguyễn Diễn chỉ được viết lướt qua trong khoảng mươi trang. Kì thực, Tố Hoài tỏ ra quan tâm đến thân sinh của Nguyễn [Phúc] Diễn hơn! Hơn thế nữa, anh đã thể hiện một cách nhìn không chỉ về Nguyễn Hoàng, mà cả những tiền bối, hậu bối trực hệ của ông, ấy là Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, ấy là Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi, ở ngôi: 1613-1635), Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng, ở ngôi: 1635-1548), Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền: 1648-1687)… Theo đó, tôi nhận ra Tố Hoài không tập trung khắc họa một nhân vật nào thành hình tượng quán xuyến từ đầu đến cuối tiểu thuyết, mặc dù nhân vật anh quan tâm nhất vẫn là Nguyễn Hoàng.

Tiểu thuyết của Tố Hoài vì thế, có thể gọi là tiểu thuyết biên niên, bao quát cả một chiều dài lịch sử từ thời nhà Hậu Lê suy đốn bởi hai tên vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, dẫn đến sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi, dựng nên triều Mạc (1527-1592), khiến cuộc chiến tranh Nam (Lê) – Bắc (Mạc) bùng nổ, kéo dài đến khoảng sáu mươi năm, song song và nối tiếp bởi thời kì Nguyễn Hoàng cùng các hậu duệ của ông từng bước xây dựng, mở mang Đàng Trong, và rồi, không cách nào khác, cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh tất yếu phải nổ ra, bất phân thắng bại, trong quãng thời gian bốn mươi lăm năm, tính từ trận đầu (1627) đến trận cuối (1672), chưa kể trận Hoàng Ngũ Phúc thừa lệnh Trịnh Sâm vào xâm chiếm Thuận Hóa (khoảng 1774-1775).

Theo tôi, “Ký tự chìm trên bia đá cổ”, nếu không gọi là tiểu thuyết biên niên, hẳn phải gọi là tiểu thuyết thế phả.

Tuy vậy, với ngọn bút tiểu thuyết, Tố Hoài có ý thức, rất có ý thức nữa là đằng khác, anh không muốn thuyết phục ai phải tin những điều anh thu nhặt từ sách sử để đưa vào trang văn của mình là tuyệt đối xác thực. Hầu như anh không có một chú thích nào ghi rõ xuất xứ những sử liệu anh sử dụng. Tôi biết, đối với tác giả Tố Hoài và nhiều người đọc tiểu thuyết, vấn đề là chất lượng tiểu thuyết có hấp dẫn, sinh động không, chứ không phải là có xác thực hay không. Đây chính là điểm khiến tôi đã cầm “Ký tự chìm trên bia đá cổ” lên tay, xem tổng quát, rồi buông khỏi tay. Nhưng rồi, tôi lại tự bảo, phải tự kìm lại quan điểm khoa học lịch sử phải thật sự khoa học của mình để đọc thử tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” theo cách viết của Tố Hoài, cũng là cách viết của nhiều nhà văn từ trước đến nay, vốn phóng túng như thế.

Đọc xong, tôi lại nhận ra, Tố Hoài cũng không có ý định viết tiểu thuyết dựa vào sử liệu để nhằm đưa ra những triết lí lịch sử, kiểu Shakespeare với những vở kịch lừng danh của ông, cũng không bay bướm, đầy chất nghệ sĩ, lặn sâu vào nội tâm nhân vật lịch sử, bất chấp điều tiếng “xuyên tạc lịch sử” như Nguyễn Xuân Khánh gần đây.

Thật ra, Tố Hoài viết tiểu thuyết nhưng không xa các bộ sử kí như “Đại Nam thực lục tiền biên”, “Đại Nam liệt truyện tiền biên” hay các bộ sử của giới sử học từ Trần Trọng Kim cho đến các nhà nghiên cứu ngày nay là bao. Anh còn chứng tỏ là đã tham khảo nhiều sách báo, nhưng anh không chú thích xuất xứ mà thôi. Tất nhiên, anh có hư cấu thêm cho sinh động và cũng để dẫn mạch truyện.

Điều đáng ghi nhận ở Tố Hoài là anh đã có một cái nhìn sáng tỏ hơn, như chê Lê suy tàn hung ác, dâm loạn, chê Lê trung hưng bạc nhược, hèn yếu, chê Mạc vô sỉ, đê hèn, xem ngai vàng, sự sang giàu của mình hơn cả quốc thể, đất đai Tổ quốc, chê Trịnh Kiểm và hậu duệ nham hiểm, đoạt công, cướp quyền, tham lam quyền lực, ức hiếp vua Lê; đồng thời anh đề cao “nhà đảo chính” Nguyễn Văn Lang, thực chất là phù chính diệt tà, trung trinh với nhà Hậu Lê, đề cao Nguyễn Kim sáng suốt, trầm tĩnh, quyết sang Lào lập căn cứ địa, bền chí phục hưng Hậu Lê, đề cao Nguyễn Hoàng và thân nhân, hậu duệ của ông đã thức thời, tỉnh táo, từ cái thế bị Trịnh Kiểm chèn ép, đe dọa đến tính mệnh bản thân, dòng tộc mà lánh vào chốn “biên châu ác địa” để lập nên một bờ cõi riêng, chủ yếu trên đất cũ của các triều trước (từ Đèo Ngang đến Thạch Bi), để rồi ở vào thế không thể không bẻ gãy gọng kìm Chiêm Thành phía nam để tồn tại, không thể không khai khá Thủy Chân Lạp để đủ thực lực kinh tế trong sự đối đầu với Đàng Ngoài, không thể không mở cửa giao thương với các nước xa gần để trao đổi và tìm kiếm sự ủng hộ. Tố Hoài cũng dành nhiều trang ca ngợi Đào Duy Từ, một kẻ sĩ vì lí lịch gia đình “con hát” mà bị Lê – Mạc bạc đãi.

Một điều khác, không rõ có phải vì anh từng là một bác sĩ quân y trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước vừa qua, tận mắt chứng kiến, chữa trị bao nhiêu thương binh với những vết thương khủng khiếp, nên anh sợ hãi máu me chiến trận, không hề miêu tả cận cảnh, chi tiết một trận chiến nào? Vả lại, Nam (Lê – Trịnh) – Bắc (Mạc), Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh) thực chất chỉ là nội chiến, không phải là hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống ách ngoại xâm!

Một điều khác nữa, khi Tố Hoài cố sức biện minh cho việc Nguyễn Hoàng quyết gả con gái út Ngọc Tú của mình cho Trịnh Tráng (có nghĩa là cháu nội của Ngọc Bảo [Trịnh Tráng] lấy cháu gọi Ngọc Bảo là cô ruột [Ngọc Tú]), nhằm mục đích chính trị là cho Ngọc Tú làm con tin, để tránh sự truy sát của Trịnh Tráng đối với Nguyễn Hoàng, người đọc thấy Tố Hoài đã sa lầy vào hôn nhân đồng huyết, tuy không trực hệ, nhưng cũng nên tránh, nên phê phán (2).

Gấp tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” lại, tôi nghĩ, thực ra, “kẻ cát cứ” Nguyễn Hoàng muốn tạo dựng, mở mang một đất nước riêng, dẫn đến cuộc nội chiến Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh) về sau giữa các hậu duệ của hai Đàng, tổn hại biết bao xương máu nhân dân, mặc dù trong tám trận (kể cả trận 1774-1775), có đến bảy trận là do chúa Trịnh chủ động tiến đánh. “Kẻ cát cứ” ấy có tội với lịch sử hay không? Nhưng còn phải thấy Nguyễn Hoàng dẫu sao cũng là người biết Trịnh Kiểm “tạo điều kiện” cho Dương Chấp Nhất đầu độc thân sinh của chính Nguyễn Hoàng (là Nguyễn Kim), cướp công gầy dựng lực lượng trên đất Lào, công làm chủ cả Thanh Hóa, Nghệ An của cha mình, lại ức hiếp vua Lê, nhưng ông nhẫn nhịn, tìm kế vừa thoát thân vừa mở mang, khai hoang, lập ấp ở vùng “biên châu ác địa”; cũng phải thấy, trong bối cảnh “trâu mạnh trâu được, cỏ mạnh cỏ được”, giữa hai gọng kìm Đàng Ngoài và Chiêm Thành phía trong, đất nước ta cũng nhờ các chúa Nguyễn, biết phát huy ý chí, ước nguyện của tiền bối Nguyễn Hoàng, đành phài bẻ gãy gọng kìm phía nam, khai hoang vùng Thủy Chân Lạp vốn thưa vắng bóng dáng cư dân, trước hết để tồn tại, nên đất nước mới dài rộng như ngày nay.

Trong giai đoạn chiến tranh thống nhất đất nước (1954-1975), một khi Nguyễn Hoàng trở thành biểu tượng chính nghĩa trong việc chia cắt đất nước, đối với Miền Nam, thì ở Miền Bắc, tất nhiên Nguyễn Hoàng phải bị hạ bệ. Vả lại, ai bảo sử Miền Bắc không còn ảnh hưởng của quan điểm “chính thống” Đàng Ngoài phong kiến?

Đến nay, đã hơn ba mươi năm giang sơn quy về một mối, công cuộc Đổi mới (1986) đã mở ra khá lâu, nên ý thức sử học khách quan đã được phục hồi. Đây là lúc phải xác định cùng nhau rằng, mọi hiện tượng lịch sử có vẻ giống nhau, nhưng thực chất vẫn khác nhau, và phải mài sắc quan điểm lịch sử – cụ thể. Vâng, không thể đánh đồng Triệu Đà nhà Tần với Nguyễn Hoàng, càng không thể đánh đồng cuộc nội chiến Nam (Lê – Trịnh) – Bắc (Mạc) với cuộc nội chiến Trong (Nguyễn) – Ngoài (Lê – Trịnh), và lại càng không thể đánh đồng hai cuộc nội chiến thực sự ấy với cuộc chiến tranh chống Mỹ – tả đạo, thống nhất đất nước vừa qua (1954-1975). Vâng, cũng vậy, không thể đánh đồng lũy Thầy, lũy Trường Dục do kiến trúc sư quân sự Đào Duy Từ thực hiện với hàng rào điện tử Mac Namara!

Nếu không rạch ròi như thế, các nhân vật lịch sử vẫn còn bị lợi dụng, xuyên tạc với ý đồ, mục đích trước mắt của hậu thế.

Tôi cũng tin rằng “Ký tự chìm trên bia đá cổ” sẽ giúp cho chúng ta cảm thông được nỗi đau của những người bị lâm vào thế cùng đường, buộc phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để phiêu dạt đến chân trời, góc bể, biên châu ác địa. Riêng tôi, tôi vẫn nhận thức việc ra đi khỏi đất nước đến ba triệu người sau cuộc chiến tranh thống nhất đất nước vừa qua (1954-1975) là khác hẳn với những cuộc di dân thời phong kiến, nhưng biết đâu cũng là dịp để có một Nguyễn Hoàng nơi đất Mỹ, một nước Mỹ vốn hào phóng với nạn nhân của chính Nhà nước Mỹ và của chính Vatican.

Và dẫu sao, đây cũng chỉ là những ý tưởng ngoài lề khi đọc tiểu thuyết “Ký tự chìm trên bia đá cổ” của Tố Hoài.

Trần Xuân An

Nguồn: txawriter.wordpress.com

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

SLIDE SHOW HOP MAT NH QUANG TRI 20.6.10 (2)

LÊ BẢO LÂM
Sưu tập hình ảnh từ các trang Blog Nguyễn Hoàng,
biên tập và thực hiện kỹ thuật vi tính


SLIDE SHOW HOP MAT NH QUANG TRI 20.6.10 (1)

LÊ BẢO LÂM
Sưu tập hình ảnh từ các trang Blog Nguyễn Hoàng,
biên tập và thực hiện kỹ thuật vi tính



Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

SLIDE SHOW HỌP MẶT NGUYỄN HOÀNG ĐÀ NẴNG 12.9.10

Hình ảnh:
Sưu tập từ các trang Blog NGUYỄN HOÀNG

KTVT:
LÊ BẢO LÂM




LÊ BẢO LÂM thực hiện

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Họp mặt Cây Đa 25-9-2010




Kính Thầy cô và chào các anh chị CHS Nguyễn Hoàng,

Sau kỳ họp mặt tháng 8.2010 thử nghiệm tại cafe Ban Mai đường D3 Văn Thánh, sáng nay thứ bảy 25.09.2010, thầy trò CHS Nguyễn Hoàng lại trở về Thanh Đa sinh hoạt định kỳ như thường lệ.

Phải nói đây là lần đầu tiên số lượng thành viên mới tham dự khá đông lên 2 con số (những kỳ trước vẫn dừng ở 1 con số), bao gồm các anh chị từ Mỹ, Đồng nai, Daklak, .....về dự như Lê Thị Hường, Cao thị Bích Thuỷ, Trần Thị Nếp, Lê thị Hoa, Lê thị Thân, Nguyễn thị Mú, Nguyễn trọng Thục, Trịnh Đình Tá, Lê Hữu Minh, Nguyễn thị Chắt, Lê bá Thuận, Lê Bá Phước, Nguyễn Văn Hảo, vợ chồng anh Bùi chị Xuân, Nguyễn thị Nghĩa, chị Tuyết Nga.....đưa tổng số thành viên tham dự lên đến trên 60 người, góp phần cho sinh hoạt ngày càng phong phú và BLL nối kết được nhiều thành viên mới, tình Nguyễn Hoàng ngày càng thắt chặt.


Mở đầu buổi họp mặt 2 MC Đặng Mừng và Quang Tuyết giới thiệu các thành viên mới tham dự, vì người đi thu thập thông tin không nắm rõ ai mới đến ai đã đến các tháng trước rồi nên có một số anh chị đã sinh hoạt nhiều lần mà vẫn được phát phiếu ghi tên và được xướng danh như người mới đến, sai sót này BLL xin thành thật xin lỗi với các anh chị dính vào trường hợp trên, và cũng xin lỗi các anh chị mới đến mà bị sót tên trong phần giới thiệu nhé, cảm thông cho sự lúng túng của tổ chức.

Tiếp theo BLL giới thiệu các anh chị có ngày sinh nhật trong tháng 9 gồm chị Thúy An và chị Trần thị Nếp và được anh Nguyễn Đặng Kỳ đại diện BLL tặng hoa và thiếp chúc mừng, ngoài ra phải kề đến cô Đào mẹ của chị Vân Hương tuy già nhưng vẫn luôn cùng con đến sinh hoạt hàng tháng với CHS Nguyễn Hoàng cũng được BLL trân trọng tặng hoa chúc mừng.

Trưởng ban Trị cũng giới thiệu các hoạt động của CHS Nguyễn Hoàng khắp nơi trong tháng qua như việc cấp phát học bổng của thầy Lê Hửu Thăng và NH Nguyễn Hữu Liêm cho con em Quảng trị, buổi họp mặt mini của BLL và nhóm thân hữu đón thầy Thăng từ Quảng trị vào và Thầy Đào văn Nhẫn tại nhà NH Trần thị Nghĩa, tin thầy Đỗ Tư Nhơn từ Quảng trị vào Huế thăm thầy Cao Hửu Điền sau phẩu thuật đã bình phục dần dần, tin viếng đám tang anh Thái văn Thạch

Thầy Lê Hửu Thăng đã tâm sự với anh chị em Nguyễn Hoàng về những hoạt động của Thầy trong việc giúp đỡ các con em nghèo Quảng trị hiếu học cũng như những ước nguyện của Thầy trong thời gian tới. Tất cả bà con Nguyễn Hoàng nói riêng và con dân Quảng Trị nói chung rất trân quý những việc làm của thầy, kính mong Thầy Cô luôn dồi dào sức khoẻ để phụng sự theo ý nguyện.

Anh Võ Cẫm chuyễn tin anh Hồ Tự phone nhờ anh Cẩm báo với anh chị em Nguyễn Hoàng lời cảm ơn sâu sắc của anh Tự và gia đình qua sự giúp đỡ, thăm hỏi động viện của anh chị em trong thời gian qua, tương tự anh Lê quang Tịnh từ Đồng Nai cũng tranh thủ lên sinh hoạt và cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các đồng môn NH trong việc góp phần cải thiện cuộc sống của bố con anh ta.

Ngoài ra TB Trị cũng thông tin Thầy Bá ở Mỹ kết hợp với NH Võ Công Diện (VN) sáng tác các ca khúc về trường ta, hy vọng BLL sẽ tổ chức một đêm văn nghệ để biểu diễn các ca khúc này cũng như các ca khúc của các nhạc sĩ NH khác và ngâm thơ về Nguyễn Hoàng của tất cả anh chị em sáng tác. BLL mong nhận được sự góp sức của tất cả các anh chị về các ca khúc, thơ văn về trường ta để tổng hợp, tập dợt và dự kiến biểu diễn vào tháng 10.2010.

Có một thông tin mà BLL dự kiến là tổ chức tôn vinh các thầy cô giáo Nguyễn Hoàng sẽ dự kiến tổ chức vào buổi sinh hoạt tháng 11.2010 với một nghi thức khác hơn bình thường là hoa, bánh kẹo và khăn bàn ...được đông đảo các bạn ủng hộ, hy vọng chúng ta sẽ có một họp mặt chung với các thầy cô trong tình cảm của thầy trò đằm thắm nhiều ý nghĩa.

Xin cảm ơn quý anh chị và xin mời xem một số hình ảnh ghi được. Hình nào không rõ, xin để trỏ vào hình, click chuột trái, chỉ vào chữ show picture hy vọng hình sẽ hiện ra từ từ, hình hơi nhiều, xin xem tiếp thư sau.

Xin chúc tất cả vui khoẻ và nhiều điều may trong cuộc sống.

Trần văn Hảo
Anh Nguyễn Đăng Kỳ đang trao hoa và thiệp sinh nhật cho chị Thúy An
và chị Trần thị Nếp
BLL Đang trao hoa cho cô Đào
Thầy Thăng đang tâm sự về chương trình học bổng
Bạn bè đang chia sẽ niềm vui với chị Nếp nhân ngày sinh nhật
Phan thị Bích-Nguyễn thị Lộc-Lê thị Hường-Trần Thị Liên
Từ phải sang : Cao Thị Bích Thuỷ-Trần thị Nếp-Lê thị Hoa-Lê thị Thân-Nguyễn Thị Mú
Từ trái sang : Thành Nhân-Lê Thị Cúc-Nguyễn thị Mú-Lê Thị Thân-Lê Thị Hoa
Từ phải sang : Nguyễn Thị Mú-Lê thị Cúc-Nguyễn thị Nghĩa-Thành Nhân-Ngọc Sâm
Thành Nhân-Ngọc Sâm
Thuỳ Duyên-Lê Thị Hường
Chị Thuý An-chị Nguyễn thị Chắt-Chị Kim Oanh-chị Cúc
Lê bá Thuận-Lê Đức Lợi
Bùi Phước Vĩnh đang trao quà của Nguyễn thị Tỵ 6471 Quảng trị tặng Trần Văn Hảo
Vợ chồng Nguyễn văn Trị
Hàng trước : Lê Bá Phước-Lê bá Thuận-Lê bá Lư
Hàng sau : Lê thị Cúc-Nguyễn thị Mú-Lê thị Hoa
Trần Văn Hảo và Bùi phước Vĩnh thăm Võ Kham sau khi điều trị bệnh tiểu cầu & tiểu đường
Ảnh chụp tại cửa hàng Non bộ của Võ Kham
Lê Thanh Tâm-thầy Thăng-anh Võ Cẩm
Đại Đường-Quang Đức-Thanh Tâm-thầy Thăng
Bùi phước Vĩnh-Nguyễn Văn Ta
Quang Lượng-Quanh Tịnh
Trần văn Hảo-Trần Hưng
Lê Đức Lợi-Trần Hưng
Nguyễn Trọng Thục-Quang Tuyết-Trần thị Nghĩa-Kim Chi
Lư đứng chụp cùng Thầy Thăng và các bạn Tâm-Đức-Đường
Nguyễn Văn Trị-Thái thị phi Phi
anh Lê hửu Minh-anh Trịnh đình Tá
anh Trần Ngọc Ty
Cô Đào-chị An-chị Hương-chị Oanh (ngồi)
Chị Cúc-chị Lan (đưng)
Anh Trần Ngọc Thạch-Nguyễn Công thụ-cháu Yến Minh-chị Tuyết Nga
Đặng Mừng-Đặng Kỳ-anh Văn Vinh
Lê Đức lợi (nhìn nghiêng)- Hảo-Hưng-Thế-Vĩnh
Chị Xuân-anh Bùi-thầy Thăng-anh Nguyễn Văn Hảo
anh Ty-anh Ta-anh Quánh-anh Nguyễn văn Hảo-anh Cẩm-anh Vinh
Nhân-Cúc-Mú-Thân
Chị Chắt-chị Oanh
Nguyễn Thị Xuân-Hồ Đại đường-Lê Quang Đức-Lê thanh Tâm-thầy Thăng
Các chị đang nghe MC Quang Tuyết giới thiệu
Lê bá Phước và Lê Bá Thuận đang giới thiệu

Người theo dõi