Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Trung tâm tiếng Anh thiếu nhi của BÍCH HƯỜNG

Tin và ảnh của Nguyễn Khắc Phước


Chiều ngày 28/12/08 Chị Ba và Phước đến thăm Trung Tâm tiếng Anh English4Kids của Bích Hường, bà xã của Bùi Ngọc Ngữ.

Trung Tâm tọa lạc tại địa chỉ 74 Pasteur, Đà Nẵng, thu hút hàng trăm cháu đến học tiếng Anh vào những ngày cuối tuần. Chương trình giảng dạy dựa theo sách giáo khoa và tài liệu nghe nhìn khác của các nước Anh, Mỹ. Các cô giáo đều đã tốt nghiệp đại học, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm tại các trung tâm tiếng Anh thiếu nhi.

Chúng tôi đến Trung tâm vào lúc các cháu đã ra về, tuy nhiên, giám đốc Bích Hường cũng nán lại để tiếp chúng tôi và các cô nhân viên vẫn còn đang làm việc. Bích Hường đã tích cực ũng hộ một số tiền để giúp in ấn Tình Quê. Chị Thu Ba đại diện BBT Tình Quê cám ơn sự quan tâm nhiệt tình của Bích Hường.

Cũng vào chiều hôm đó có họa sĩ Chương, học sinh cũ của cả hai cô giáo Bích Hường và Thu Ba,  từ Sài Gòn về tổ chức đám cưới cho con gái, đã ghé thăm hai cô.


Cũng xin tiết lộ thêm là chúng tôi còn được Bích Hường mời đi "kéo ghế". Hình như cứ gặp Bích Hường là được chiêu đãi và không biết đây là lần thứ mấy nữa.

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc gặp mặt chiều hôm đó.

Các bạn hãy click chuột vào hình để xem rõ hơn.





































Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Họp mặt Nguyễn Hoàng 6471, 29/11/09, Tin và ảnh của Trần Văn Hảo

Các bạn thân mến


Thật tình cờ tối qua chủ nhật 29.11.2009 nhóm Nguyenhoang6471 vui vẻ đón những 4 thành viên của nhóm ở các tỉnh về Saigon cùng một lúc : Đó là Nguyễn Lào/Hà Nguyên Hào từ Đà nẵng vào, Nguyễn Xâm từ Tây Ninh về, Võ Đình Chữ từ Daknong xuống và Lê Hường từ Bà Rịa lên

Đến chia vui có thêm những bạn cựu học sinh Hải lăng bạn cấp 2 của những người bạn 6471 chúng ta như anh Thao, chị Diên, anh Thỏn và cũng hân hạnh đón thêm bạn Trịnh Kỳ một cựu học sinh Hải lăng hiện đang ở Dầu tiếng mà hơn 30 năm chưa gặp.

Về phía 6471 có Trần phong Dũng, Đỗ Quyền, Lê Gai, Lê văn Pháp, Châu Hải Dần, Trần Văn Hảo và Lê Chí Dũng đến sau, đặc biệt có sự hiện diện của Bùi Phước Vĩnh sau hơn 3 tháng điều trị cũng đến tham dự với anh em (dù chưa ăn uống được gì trong buổi tiệc)

Anh em có dịp chia sẽ tình cảm với những bạn ở xa, đồng cảm với bạn Lê Hường trong giai đoạn chẩn bệnh và vui mừng với Bùi phước Vĩnh qua thời gian điều trị.

Bạn Nguyễn Lào cùng bàn với Lê Chí Dũng để định hướng điều trị cho Lê Hường, hôm nay Lê Hường sẽ theo kế hoạch lên Bệnh viện để chẩn đoán dưới sự giúp đỡ của Lê Chí Dũng.

Trong buổi tiệc cũng đón 2 tin vui là anh Châu Hải Dần sẽ tổ chức đám cưới cho con vào ngày chủ nhật 06.12.2009 tại nhà hàng Đông Phương đường Hoàng văn Thụ Tân Bình và anh Võ Đình Chữ cũng tổ chức cho con vào ngày 31.12.2009, các anh tranh thủ đưa thiệp cho bạn bè hiện diện và xin được mời những anh em còn lại tham dự chia vui cùng gia đình (mình rất tiếc để xấp thiệp cưới ở nhà nên thông tin chưa cụ thể, tối về mình sẽ mail lại cho các bạn)

Anh em vui vẻ chuyện trò với nhau mãi đến 21.30 giờ mới tan trong tình lưu luyến.

Xin gởi đến các bạn những tấm hình trong buổi tiệc.

Chúc tất cả vui khoẻ.

Trần văn Hảo



1.Quang cảnh toàn buổi tiệc





2. . Bốn người bạn ở xa mới về : Nguyễn Xâm - Võ Đình Chữ (đứng), Lê Hường- Hà Nguyên Hào (ngồi)







3. Hàng đứng : Chữ, Xâm, Diên, Gai, Trịnh Kỳ, anh Thao

Ngồi : Lê Hường, Lào, Bùi Phước Vĩnh,








6. Đỗ Quyền đang chào anh Thỏn , Võ Đ Chữ, người ngồi góc trái là Trịnh Kỳ





7. Lê Hường đang tâm sự với Hảo, xin gởi lời cảm ơn đến tất cả anh chị em trong nhóm đã quan tâm chia sẽ với Hường





8. Hảo đang động viên Hường





9. Quyền, chị Diên, Gai, Lào




10. anh Thao đang tâm sự với Trịnh Kỳ





11. Hàng đứng : Thỏn, Hường, Vĩnh, Quyền, Gai, Lào, Xâm.

Hàng ngồi : Hảo, Phong Dũng, Thao, Kỳ, Chữ.






12. Quyền đang chào chị Diên




13. Kỳ, Thỏn, Chữ, Dần, Pháp




14. Thao, Kỳ, Thỏn, Chữ





15. Lê Pháp đang tâm sự với Châu Dần, ngồi cạnh là Đình Chữ





16. Xâm, Gai, Quyền, P Dũng, Thao





17. Lê Chí Dũng vào sau chụp chung với anh em





18. Một thằng ở Tây Nguyên (Võ Chữ), một thằng ở Tây Ninh (Nguyễn Xâm) gặp nhau nhưng bạn vẫn réo gọi



Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Đám cưới con của Châu Hải Dần, bài và photo của Trần Văn Hảo

Các bạn thân mến

Tối chủ nhật 06.12.2009, anh em Nguyễn Hoàng 6471 có dịp gặp nhau để chúc mừng cho vợ chồng bạn Châu hải Dần và chúc hạnh phúc cho 2 cháu trong ngày cưới của con trai Châu Nguyên Khoa tại nhà hàng phương Đông Quận Tân Bình

Đến dự có các bạn Phạm Đình Quát, Trần hữu Giáo, Nguyễn Tường, vợ chồng Bùi Phước Vĩnh, vợ chồng Võ Kham, Lê Gai, Bùi Văn Thông, Phạm Văn Cư, Lê văn Pháp, anh Thao (CHS Hải lăng), anh Thức (bạn Giáo/chs Thánh Tâm), Đỗ Quyền

Ngoài ra còn có 1 bàn cựu học sinh Nguyễn hoàng các khối lớp khác và các thân hữu Quảng Trị cũng tham dự chia vui với gia đình

Châu Hải Dần rất vui khi anh em NH6471 đến , bố chú rễ hưng phấn quá lên hát một lúc 2 bài tặng cho tất cả khách trong hôn trường

Xin gởi đến các bạn một số hình ảnh ghi được

Chúc gia đình Châu hải Dần hạnh phúc

Chúc tất cả vui khoẻ

Trần văn Hảo
 

Bấm chuột trái vào hình sẽ xem được hình to và rõ hơn.







Vợ chồng Bùi Phước Vĩnh - Xinh không các bạn?





Châu hải Dần đến chào bàn NH6471 Trong ảnh Quyền đang bắt tay, người ngồi cạnh là anh Thao Hải lăng



Bùi văn Thông từ bàn bên nhảy qua góp vui với Dần và bàn này





Lê Gai & Phạm đình Quát




Phạm Văn Cư thăm hỏi vợ chồng Vĩnh




Những nhân vật chính của buổi tiệc: Cô dâu-chú rễ và cha mẹ hai bên gia đình.



Trần Hữu Giáo và anh Thức chs Thánh tâm Quảng trị





Bùi văn Thông & Nguyễn Tường





Anh chị Võ Kham



Hảo qua thăm hỏi bàn Nguyễn Tường & Võ Kham




Vợ chồng Dần và chú rễ




Vợ chồng 2 thế hệ trong gđ anh Dần đến chúc vui. Người ngồi là vợ Vĩnh và Lê Văn Pháp






Gia đình Châu Hải Dần đến chúc mừng






Nguyễn Tường nâng ly chúc anh em 6471









Chụp chung trước khi ra về (một số đã dọt về trước) , từ trái qua : Bùi văn Thông, Trần hữu Giáo, Lê Ngọc An (Lượm), anh Thức, Phạm Đình Quát, anh Thao, vợ Vĩnh, Nguyễn Tường, Bùi Phước Vĩnh, Đỗ Quyền, Lê Gai, Võ Kham, Lê văn Phát, vợ anh Kham, Mỹ Liên




Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Không chỉ riêng ai, ĐINH QUANG TUYẾT


    
   Bạn nói với tôi: “Lật sách Nguyễn Hoàng toàn nghe tiếng ve, rồi màu hoa Phượng hay thời hoa mộng”, vv và vv. Một bạn nữa lên tiếng: “Học hành gì toàn ‘vất vở bụi tre’, hay đến thăm thầy đau lại lén lấy trái cây nhà thầy, quậy phá tùm lum hèn gì lông bông cả lũ, không tiếng như Quỳnh, chẵng cao như Hường, vv lại vv
     Chao ơi! Biết sao được khi đời học sinh gắn liền tà áo trắng, tiếng ve và hoa phượng đỏ...Bây giờ ai cũng đầu hai thứ tóc chạnh lòng nhớ thời xưa, đó không là một thời hoa mộng là gì? Và biết làm sao khi nghiệp dĩ đã định, “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, không hoang nghịch làm sao “được” mang tiếng đó? Quan trọng hơn nữa là “Chuyện tốt dễ quên, điều sai nhớ mãi” nên xưa mới có câu “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” đó sao. Vì thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt hay đau khổ một thời là học sinh không thể phai nhòa trong trí nhớ, là vô giá đấy bạn ơi! Hôm nay tôi tiếp tục kể một kỷ niệm khó quên của tôi với thầy cố vấn năm học 11C nữa đây. Các bạn có cười hay ý kiến gì gì đi nữa đó cũng là một ký ức rất đẹp của những năm tháng học trò.
     Chúng tôi gọi lén thầy là Jormachel (?) mà thầy trông giống người ca sĩ nổi tiếng nầy thật đấy. Mỗi lần thầy chạy xe ngang qua, tôi lại cả gan thầm thì với lũ bạn: “Xe thồ kìa”, vì sau pót-ba-ga bao giờ cũng quấn dây ruột xe (cao su). Thầy thường kể về quá khứ khổ nhọc đời mình rất tự hào: phải bán trứng lộn kiếm tiền đi học vì nhà nghèo… cốt yếu để động viên, để nhắc nhủ chúng tôi chăm chỉ học hành khi may mắn sinh trưởng trong hoàn cảnh no đủ. Xen lẫn vào bài học English for Today luôn luôn là những câu nói hay, những áng văn học nỗi tiếng nước ngoài có nội dung đấu tranh phản đối phân biệt chủng tộc, đòi hỏi quyền bình đẵng con người hay nỗi trăn trở của thân phận nhược tiểu. Chẳng bao giờ thấy thầy cười có chăng chỉ là cái nhếch môi khinh bạc, nên học trò lại thầm thì: Thầy Đỏ. Chắc các bạn đã đoán thầy là ai rồi chứ gì? Đó chính là Thầy Trần Ngọc Cư.
     Nếu luận bàn về phương pháp dạy ngoại ngữ, về tâm huyết của một người thầy thì chẵng có gì phải bàn, vì thầy vừa giỏi, uyên bác vừa tâm huyết trong trách nhiệm truyền bá kiến thức. Lớp tôi hồi đó nữ nỗi trội hơn Nam về Anh Ngữ, đó là V.T.Quỳnh, Hà thị B.Hường, Thu Trang, Quãng Trung vv. Còn tôi học lực chỉ nằm ở mức trung bình, ít năng nổ hoạt động trong lớp, lại mê văn nghệ, báo chí. Thầy thì cầu toàn trong môn học, luôn muốn học sinh tiếp thu trọn vẹn những gì mình dạy nên những giờ tôi và Thu Vàng nhận giấy gọi tập văn nghệ, y như là nhận luôn ánh nhìn sắc lạnh thiếu thiện cảm của thầy. Để rồi một buổi sáng, sự nghiêm khắc ấy vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của cô học trò thơ dại, suýt bỏ trường bỏ lớp về làm cô bán hàng tạp hóa ở xóm Ga.
     Chuyện xảy từ năm nào mà giờ tôi vẫn còn nhớ như in, buổi sáng ấy khi sắp đến giờ Anh Văn, lục tìm bài tập về nhà đâu chẳng thấy. Chiều hôm trước tôi đã chăm chú làm cho xong để kịp giờ xem ti vi phát vở kịch “ Dưới hai màu áo” của cô Kim Cương, xúc động trước tình tiết éo le bi đát, tôi khóc và thao thức cả đêm nên sáng dậy lật đật thế nào bỏ quên vở ở nhà. Vội vàng tôi ra đón thầy trước cửa lớp xin phép về lấy, thầy nghe xong ôn tồn khoát tay bảo: "Được rồi, em vào lớp đi”. Nhưng sự tình oái ăm thay, kiểm tra có vài ba bạn không làm bài, thầy giận quá đuổi tất cả ra khỏi lớp, không hề nhớ trường hợp cá biệt của tôi. Tức tưởi đứng trước hành lang, thầy Hồ Ngọc Thanh đi qua hỏi: ‘Sao Quang Tuyết đứng đây?” Ôi chao là xấu hỗ, tôi gầm mặt xuống chẳng biết trả lời sao, vừa quê, vừa giận. Lúc nghe tiếng Thầy nói rất to trong lớp:” Những học sinh không làm bài tập về nhà, các cậu thì quân trường đang rộng cửa, còn các cô thì sở Mỹ đang chờ đón các cô…”
     Tai tôi ù lên, không bình tỉnh được nữa, vội đến bên cửa ra dấu M. Diệu chuyền cặp sách ra bye bye các bạn bỏ về, bỏ luôn cả những giờ Anh Văn sau đó.Thầy xem sổ đầu bài thấy tên tôi chỉ vắng giờ thầy dạy nên nhắn nhủ: "Nói với trò Quang Tuyết không học giờ Anh Văn thì hãy nghỉ luôn đừng đến trường nữa” Thế là nổi tự ái vô cùng tiểu thư khiến tôi mất luôn phương hướng bỏ trường, xa lớp về khóc lóc mè nheo ba phải rút hồ sơ học bạ đi học trường khác. Đã lỡ học kỳ nên chẳng trường nào nhận, thôi thì nghỉ ở nhà nằm chèo queo, càng nhớ bạn bè, càng giận thầy. Suốt mấy tháng trời như thế, phụ bán hàng với mạ mà lòng thì cứ thẫn thờ. Một buổi trưa thầy Hoàng Thế Hiệp lên nhà gọi tôi ra phân tích và nhắn nhủ lại lời khuyên của thầy Cư rồi hỏi :” Em có muốn đi học trở lại không? (Sao lại không nhỉ?) Thầy Cư và thầy sẽ đứng ra trước Hội Đồng Giáo Sư xin bảo lãnh cho em được vào học lạị…” Mọi việc sau đó đã được giải quyết tốt đẹp, tôi trở về với sách vở với một niềm hân hoan khó tả. Cũng từ đó thầy lưu tâm đến cô học trò ngang ngạnh hơn và cố giúp tôi theo kịp chương trình cùng các bạn, nhưng tiếc thay khi thầy trò cảm thông được nhau, khi tôi cố gắng đêm ngày ôn luyện để thể hiện quyết tâm mình thì chiến sự 1972 bùng nổ, Quảng Trị cùng ngôi trường xưa tan nát, tôi cùng GĐ vào Đà Nẵng, tâm trạng hụt hẫng nên bỏ bê sách vở sau kỳ thi Bán Phần. Thời gian trôi đi, nghe tin năm đó thầy qua Mỹ và định cư luôn. Cho đến một ngày quả đất xoay tròn sao thật hay, thầy trò hội ngộ ở quán Rất Huế của Nguyễn Đặng Mừng, Thầy vẫn trẻ, khỏe nhưng không còn nghiêm khắc như trước, nụ cười luôn tươi tắn cởi mở trên môi, còn đọc thơ cho chúng tôi nghe, cùng chúng tôi hát hò tâm sự rất gần gũi. Chuyện ngày ấy bây giờ nhắc lại là một kỷ niệm khó phai, thầy bảo đó là sự vấp ngã vì lòng hiếu thắng tuổi trẻ của cả thầy lẫn trò, nhưng trong suy nghĩ riêng tư tôi biết mình nông nổi nên cạn nghĩ…
     Thời gian qua đi, chưa kịp về thăm lại quê hương như lời hứa cùng học trò cũ thì thầy hở van tim phải vào bệnh viện, chúng tôi bên nầy lo lắng theo dõi tình trạng sức khỏe thầy qua email, cầu mong thầy qua khỏi và chóng bình phục. Trái tim mạnh mẽ ấy đã hồi sinh và đập những nhịp yêu đời hơn. Hình ảnh thầy đứng dưới hàng cây Phượng Tím xứ người, trông thật cô đơn nhưng vẫn toát lên vẽ cứng cõi lạ thường. Thi thoảng hộp thư mail của "old NH lại có bài dịch những câu chuyện có tính chất nhân văn, hay những bài thơ ca nỗi tiếng như nhắn nhũ nỗi niềm người xa xứ. Qua email, chúng tôi biết trái tim ấy chưa hề khuất phục hoàn cảnh, chưa mõi mệt vì thời gian, trái tim ấy vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo và chuyển lưu những dòng máu đỏ cho sư tồn sinh, và luôn hướng về quê hương thân yêu. Chắc chắn rằng trong trái tim ấy có đóa hoa hồng ngày về, có lũ học trò ngu ngơ chúng tôi của một thời Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Một khoảng ký ức không bao giờ quên…không chỉ riêng ai.




ĐINH QUANG TUYẾT



Đinh Quang Tuyết




ĐỌC TIẾP

NGÀN THU ÁO TÍM
Lửa Nguyễn Hoàng vẫn cháy

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

NGÀN THU ÁO TÍM, Đinh Quang Tuyết

Ngàn thu áo tím





Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím


Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến


Chiều xuống áo tím thường thiết tha


Bước trên đường gấm hoa, ngắm mây chiều thướt tha…






Mỗi lần nghe bài hát nầy, tôi lại liên tưởng đến một người con gái xứ Huế, rất đổi dịu dàng với mái tóc dài ngang lưng, yêu màu tím nhưng chẳng kém nghiêm trang khi đứng trên bục giảng. Trông như đóa hoa sim mộc mạc giữa rừng hoa lá hoang dại. Đó là cô Võ thị Hồng, giáo sư phụ trách môn văn, cũng là giáo sư cố vấn lớp 10C của chúng tôi ngày xưa .


Cô ơi! Từ hình ảnh của cô mà chúng em đã bí mật thành hình nhóm thơ Áo Tím gồm Khương, T.Vân (Mây xanh) M.Diệu và Quang Tuyết (Tử Y Vân), nhưng chỉ xây dựng trên danh nghĩa thế thôi, còn thơ thì mới thẩn chưa dám công khai một bài nào ngoài nhóm, chỉ có bốn tà áo dài sim chín xuất hiện điệu đàng trên phố mỗi chiều chủ nhật .


Thời gian đầu năm lớp 10, em cực ghét môn Văn, vì thích và quen văn tả cảnh đầy màu sắc bay bổng tưởng tượng, giờ chuyển sang văn nghị luận luân lý, rồi còn phản đề, nghịch đề… Nhưng em dần bị chinh phục từ cách dạy đầy cuốn hút cùng giọng giảng êm dịu của cô nên lại yêu thích môn văn như trước. Thích nhất là giờ thuyết trình, lớp được chia thành từng nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi, làm những bài thuyết trình và học trò luân phiên trở thành những thuyết trình viên, công tố viên hay luật sư bào chữa cho những số phận nghiệt ngã trong tác phẩm văn học của nhóm Tự Lực Văn Đoàn: Đoạn Tuyệt, Nửa Chừng Xuân, Gánh Hàng Hoa…..


Những lúc ấy không khí lớp thật sôi nổi, và ai cũng lâng lâng với cảm giác tự hào như vừa đấu tranh thành công cho người yếu thế, hàm oan, như vừa hoàn thành một nghĩa vụ rất cao cả: góp phần thay đổi những lề lối cổ hủ của xã hội.


Thuở ấy em không dám gần gũi cô như một số bạn trong lớp, vì cứ mang cảm giác là cầu thân, là nịnh bợ, mãi sau nầy gặp lại, khi tóc cả cô lẫn trò đã pha màu sương tuyết, và hàng rào Tôn Sư có lẽ nhẹ nhàng đi, tình cảm cô trò mới tự nhiên thân mật. Cô trong lòng em không còn là cô giáo nghiêm trang xa cách với những kiến thức giáo khoa, mà hiện thân như một người mẹ, người chị cả bao dung, dịu dàng, luôn quan tâm hỏi han dù chúng em đã thành những ông, bà chủ gia đình. Căn nhà yên tĩnh ở hẻm Huỳnh Đình Hai cho chúng em có những giây phút ấm nồng vô cùng quý giá, bỏ lại sau lưng những lọc lừa thế tục, khói bụi ồn ào của thời hiện đại.


Không vui sướng nào bằng thỉnh thoảng được cô đích thân vào bếp thết đãi các cô cậu học trò cũ những món ăn Huế rất ngon. Bích Hường ở Đà Nẵng phải ấm ức ghê gớm khi nhận được những cú điện thọai í ới từ bạn bè kể về món ăn đang bốc khói ngay tại nhà cô dù bạn ấy đã từng nhiều lần được cô “săn sóc” lúc gia đình cô chưa chuyển vào Sài Gòn (các bạn thấy B.Hường ích kỷ ghê chưa? Chỉ muốn dành cô cho riêng mình thôi). Nhớ nhất là món ruốc sả ăn với cơm nóng, chao ôi là tuyệt vời. Trị có vẻ khoái khẩu nhất ăn liên tù tì, cô còn vui vẻ khuyến khích ghé nhà cô ngày một để ăn kia đấy. Còn tôi thì ra chợ mua về tự làm, mấy đứa con trong nhà tấm tắc khen nhưng không hiểu sao em ăn vẫn thấy không ngon bằng mùi vị ruốc sả do chính cô làm đó cô ơi! Sau nầy thấy cô không được khỏe nên cả nhóm bảo nhỏ nhau đừng” Mè nheo” cô nữa, để cô nghỉ ngơi, nhưng hương vị của những món ăn ấy đứa nào cũng nhớ.


Không phải đứng trên bục giảng mới là cô giáo. Cô vẫn đang tiếp tục dạy chúng em bài học đạo đức từ cách sống thường ngày một cách dung dị, tự nhiên


Đó là chữ Hiếu Đạo: Cô chăm sóc hai người mẹ già rất chu đáo dù sức khỏe của mình đang có vấn đề, lúc nào em cũng thấy cô nhẹ nhàng, vui vẻ trước những tính khí thất thường, biểu hiện tâm lý của người già. Đến ngày mẹ ruột cô ra đi, em thấy cô buồn và xanh xao hẳn, lòng lo lắng sợ cô suy sụp, nhưng dường như chữ Hiếu cho cô thêm sức mạnh để tiếp tục hoàn thành trách nhiệm người dâu hiền: Bà Nội đang cần bàn tay chăm sóc của cô...


Đó là chữ Nghĩa tình: Thầy và cô cho em cảm nhận được ý nghĩa của hai từ Tri âm, Tri Kỷ .


Một gia đình Hạnh Phúc chắc chắn phải có bàn tay vén khéo của một người vợ hiền lành đảm đang. Quà thầy cô tặng chúng em là những món quà vô cùng giá trị về tinh thần: bức Thư Pháp do chính thầy viết, cô dán lên khung. Mỗi câu, mỗi chữ nhắc nhở chúng em luôn sống bằng Tâm Thiện, đó là cách dạy gián tiếp của một người thầy tâm huyết ở mọi góc cạnh hoàn cảnh cuộc đời.


Thời gian có dài bao lâu, tuổi đời có già bao nhiêu em vẫn mong cô thật khỏe bên cạnh chúng em, những “old Nguyễn Hoàng” bây giờ mãi mãi là những cô cậu học sinh 10C của cô giáo Võ Thị Hồng.Tiếng cười trong sáng khi quây quần bên cô đem lại chúng em cả một trời kỷ niệm về tuổi thơ đã qua đi và trong ký ức mỗi người cô vẫn như xưa, dịu dàng trong tà áo tím đang say sưa giảng bài trên bục giảng. Cô ơi! Mãi mãi cô là đóa hoa sim mộc mạc trong lòng em.






Đinh Quang Tuyết

Người theo dõi